Các giải pháp đã thực hiện ở trƣờng

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 63)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Các giải pháp đã thực hiện ở trƣờng

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu khoa học trong trường đại học, Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đưa các kết quả nghiên cứu vào phục vụ thực tiễn.

Với mục tiêu phấn đấu để mọi cán bộ, giảng viên đều tham gia nghiên cứu khoa học, Trường đại học Lao động – Xã hội đã tiến hành rà soát và hoàn thiện lại các văn bản, quy chế nội bộ về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, trong đó chú trọng đến những chế tài về khen thưởng trong nghiên cứu khoa học.

Phòng Khoa học và Tổ chức Cán bộ đã đưa nghiên cứu khoa học như là một tiêu chí để đánh giá thi đua của cán bộ trong Trường. Cụ thể là, với thang điểm 100, nghiên cứu khoa học được đánh giá 20 điểm. Một cán bộ, giảng viên đủ tiêu chuẩn để được bình xét lao động tiên tiến khi và chỉ khi có ít nhất 15/20 điểm nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học được công nhận bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Viết đề tài, đề án khoa học, biên soạn, chỉnh sửa giáo trình, bài giảng, có sáng kiến cải tiến hay áp dụng thành tựu khoa học trong quản lý và giảng dạy mà được Hội đồng Khoa học - Đào tạo Nhà trường ghi nhận… Quy định này đã cho thấy Trường Đại học Lao động – Xã hội đã coi nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên.

Để thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã nhận thức được cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động đào tạo và phát triển Trường.

- Mở rộng hợp tác trong nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước, đặc biệt là với các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp. Phấn đấu đưa nghiên cứu khoa học trở thành một trong những hoạt động chính để tạo nguồn kinh phí hoạt động cho nhà trường.

- Yêu cầu từng cán bộ, giảng viên trong trường lập kế hoạch nghiên cứu khoa học từng năm trong giai đoạn 2007-2010.

- Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá công tác nghiên cứu khoa học để rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phù hợp.

- Đưa công tác nghiên cứu khoa học của trường đi vào nề nếp và mọi người tự giác tham gia.

- Xây dựng cơ chế phân chia tài chính hợp lý đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học hợp tác với bên ngoài để khuyến khích mọi người tham gia.

- Đưa nghiên cứu khoa học thành một tiêu chí để quy hoạch, đề bạt cán bộ. - Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt, hội thảo nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên.

- Rà soát và hoàn thiện quy trình của trường về đăng ký, nghiên cứu, thẩm định các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở.

Tuy nhiên, các đề xuất trên mới chỉ là đề xuất của phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế. Cho đến nay, những đề xuất này vẫn chưa có kế hoạch thực hiện và lộ trình cụ thể. Mặt khác, các đề xuất đó còn chung chung và chưa chỉ ra được cách thức cụ thể và nguồn lực để thực hiện nó.

3.2. Đề xuất phƣơng án đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội đƣợc ứng dụng vào thực tiễn

Qua những phân tích và nhận định ở hai chương đầu, với cách tiếp cận chính sách đổi mới, luận văn xác định để tìm ra phương án nâng cao chất lượng

nghiên cứu và đảm bảo cầu về kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết những hạn

chế trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu tại trường đại học Lao động – Xã hội thì cần trả lời câu hỏi: “Làm gì, làm bằng gì và làm như thế nào?”

“Làm gì?” theo cách tiếp cận chính sách đổi mới trong vấn đề này là việc xác định các định hướng nghiên cứu, thể hiện dưới dạng những nhiệm vụ nghiên cứu ngắn hạn (hàng năm) hay trung hạn, dài hạn (một giai đoạn trong chiến lược phát triển năm năm, mười năm…).

“Làm bằng gì?” trong trường hợp của luận văn là thực hiện thông qua việc đầu tư cho đội ngũ giảng viên (giảm tải, tạo điều kiện thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, tạo động cơ nghiên cứu cho giảng viên), xây dựng hệ thống thông tin và phổ biến kết quả nghiên cứu…

“Làm như thế nào?”: Qua những nghiên cứu, phân tích trên đây, luận văn xác định nhà trường cần xây dựng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu để tìm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng các tập thể nghiên cứu hay nhóm nghiên cứu mạnh về chuyên môn, đổi mới công tác quản lý khoa học (kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu, áp dụng sau nghiệm thu).

3.2.1. Nhóm giải pháp đảm bảo cầu về vấn đề nghiên cứu

a) Xây dựng định hướng nghiên cứu cho giảng viên của Trường.

Đây được coi là giải pháp chủ yếu nhất để đảm bảo việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Việc xây dựng định hướng nghiên cứu do Phòng Khoa học chịu trách nhiệm chính, bên cạnh đó không thể không kể đến sự tham gia của toàn bộ các Khoa, Bộ môn trong Trường. Việc xây dựng định hướng trước hết thực hiện cho từng năm học nhưng quan trọng hơn, Nhà trường cần xây dựng được chiến lược cho 5 - 10 năm tới. Việc xây dựng định hướng nghiên cứu dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất là nhu cầu phát triển của Nhà trường về quy mô, chất lượng đào tạo. Muốn vậy, Nhà trường cần tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội hay

nói cách khác, cần nghiên cứu để tìm ra những ngành học, chuyên môn mà xã hội đang và sẽ cần để xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tăng khả năng cạnh tranh của Nhà trường. Vì vậy, công việc trước hết là phải tìm hiểu nhu cầu của xã hội về các ngành học, lĩnh vực kinh tế – lao động – xã hội mà trường có khả năng giải quyết.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tiến hành đề án “lần theo dấu vết sinh viên” vào năm 2006 với mục đích điều tra về các cơ quan đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của Trường, mong muốn của người sử dụng lao động về các chuyên môn cần có của người lao động. Đối tượng khảo sát là toàn bộ sinh viên năm cuối và những sinh viên đã tốt nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày ra trường.

Trong số hơn 300 cơ sở, tổ chức kinh tế – xã hội được điều tra thì các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước có sử dụng sinh viên tốt nghiệp của Trường chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 55,1%. Tiếp đến là các doanh nghiệp Nhà Nước và các công ty cổ phần chiếm lần lượt 16,1% và 14,7%. Công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân có sử dụng sinh viên của Trường với tỷ lệ thấp hơn [33;25]

Con số trên có thể dẫn đến hiểu nhầm rằng chủ yếu sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường chỉ được tuyển dụng vào khu vực Nhà nước. Hiện nay, số lượng cơ sở kinh tế - xã hội thuộc khu vực Nhà nước ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp, sở dĩ sinh viên của Trường có thể được tuyển dụng là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vào năm 2005, nước ta có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp, trong đó khoảng 160 nghìn doanh nghiệp là các công ty tư nhân và chỉ có chưa đến 5 nghìn doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng doanh nghiệp ở nước ta tăng nhanh chóng qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên của các công ty tư nhân. Như vậy, khu vực tư nhân là “miền đất hứa” mà Nhà trường cần tập

trung khai thác để xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của họ, tăng khả năng xin được việc làm cho sinh viên.

Qua số liệu điều tra của Đề án “Lần theo dấu vết sinh viên” cho thấy tỷ lệ cơ sở có tuyển dụng sinh viên của Trường nhưng lại bố trí làm việc không đúng chuyên môn vào khoảng 20% (chủ yếu là các cơ sở thuộc khu vực Nhà nước). Lý do chủ yếu mà những cơ sở này đưa ra là do đã đủ người làm những vị trí công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo của sinh viên Trường đại học Lao động – Xã hội. Việc có tới 37-38% số sinh viên đại học, cao đẳng chính quy và 44% học sinh trung học có việc làm không đúng với chuyên ngành được đào tạo của mình là vấn đề cần xem xét. Điều này gợi ý cho Nhà trường là phải đổi mới, nghiên cứu mở thêm ngành nghề đào tạo mà thị trường cần để sinh viên ra trường có thể xin được việc làm và qua đó nâng cao vị thế của Trường.

Một thực tế hiện nay là giữa đào tạo ở trường và công việc ngoài xã hội còn có khoảng cách nhất định. Việc đào tạo về kiến thức thực tế ở Trường còn ít nên sinh viên tốt nghiệp khó đáp ứng ngay được yêu cầu công việc. Vì vậy, một hướng nghiên cứu mà Nhà trường cần tập trung trong thời gian tới là điều chỉnh cơ cấu các khối kiến thức theo hướng tăng cường khối kiến thức chuyên ngành, khối kiến thức kỹ năng nghiệp vụ mà các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế xã hội cần. Trên cơ sở xác định được các khối kiến thức cần thiết đó, các đơn vị giảng dạy sẽ nghiên cứu, triển khai biên soạn giáo trình, bài giảng cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Mặt khác, các giảng viên cũng có thể tập trung nghiên cứu theo hướng đó để tăng khả năng phục vụ thực tiễn của đề tài.

Vậy, vấn đề đặt ra là cần có thêm những kiến thức cụ thể gì?

Sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang theo học tại chức ở Trường đại học Lao động – Xã hội chủ yếu làm việc tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ở địa phương như các sở, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân địa phương và các cơ sở bảo

trợ xã hội. Còn ở khu vực tư nhân, nếu xét riêng những sinh viên tốt nghiệp được làm đúng ngành nghề thì vị trí mà hầu hết họ đang đảm nhiệm là cán bộ kế hoạch, cán bộ tổ chức nhân sự, tư vấn bảo hiểm, kế toán, nhân viên tham vấn, kỹ thuật viên chỉnh hình, điều dưỡng viên… Với những sinh viên tốt nghiệp không làm đúng ngành nghề thì công việc rất đa dạng, từ công an, hành chính, thủ thư, thủ quỹ đến quảng cáo, báo chí… Nhìn chung các lĩnh vực Trường đại học Lao động – Xã hội đào tạo khá đa dạng, từ kinh tế, lao động, kế toán đến công tác xã hội, bảo hiểm nên sinh viên ra trường có rất nhiều ngành nghề khác nhau để có thể lựa chọn. Vấn đề cần quan tâm là điều chỉnh thời lượng và chất lượng các môn chuyên ngành cho thích hợp, tăng khả năng tác nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. Qua kết quả nghiên cứu về các tổ chức đang tuyển dụng sinh viên của Nhà trường và sự phân tích trên đây, luận văn rút ra những nhận định về lĩnh vực nghiên cứu mà giảng viên có thể thực hiện và tìm được “đơn đặt hàng nghiên cứu” gồm:

- Tổ chức định mức lao động, thiết kế thang bảng lương cho doanh nghiệp ;

- Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội như : Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội, quản lý thu bảo hiểm xã hội, v.v ;

- Giải quyết những xung đột về mặt xã hội, môi trường của một cộng đồng dân cư (phát triển cộng đồng) ;

- Giải quyết vấn đề của một gia đình cụ thể (tham vấn, công tác xã hội cá nhân và gia đình) ;

- Phương pháp hỗ trợ cải tạo đối với tù nhân, người mắc tệ nạn xã hội đang giam giữ tại các trại giam ;

- Hỗ trợ trị liệu tâm lý trong làm việc với người khuyết tật, người tâm thần.

- Vật lý trị liệu và cung cấp phương tiện giả cho các đối tượng khuyết tật ;

- Tư vấn luật trong giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, hay hỗ trợ thủ tục pháp lý khi thành lập, giải thể doanh nghiệp.

Một thực tế là các lĩnh vực kinh tế, lao động cụ thể thì dễ tìm được “đầu ra” cho sản phẩm nghiên cứu ở khu vực tư nhân hơn các lĩnh vực xã hội. Vì vậy, trong khi chưa cải thiện được nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn thì những nghiên cứu của khoa Công tác xã hội và một số bộ môn xã hội khác nên tập trung vào khu vực Nhà nước.

Thứ hai, để xây dựng định hướng nghiên cứu cần dựa vào những vấn đề được ưu tiên của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Hiện tại, Nhà trường có mối quan hệ mật thiết với các Vụ, Cục, cơ quan chuyên trách của Bộ chủ quản về những lĩnh vực liên quan đến ngành đào tạo. Ví dụ như Vụ Bảo trợ xã hội, Cục An toàn lao động, Cục Thương binh, liệt sỹ và Người có công, Vụ Lao động việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước v.v. Theo tư liệu thu thập được từ Phòng Quản lý Khoa học của Bộ, định hướng nghiên cứu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm trong thời gian tới là:

+ Xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc hoàn thiện cơ chế vận hành, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ; Giải pháp cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội ; Xây dựng cơ chế thực hiện Luật Bảo hiểm thất nghiệp... ;

+ Các giải pháp tổ chức và phát triển thị trường lao động ; dự báo tăng trưởng kinh tế, thu nhập và việc làm của người lao động ; cơ chế đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn lao động tại các doanh nghiệp ; giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay ; chính sách trả công của doanh nghiệp ;

+ Các vấn đề xã hội và kinh tế liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em ; hạn chế bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em ;

+ Các biện pháp phòng ngừa và can thiệp đối với người mắc tệ nạn xã hội ; giải pháp chuyển đổi mô hình dịch vụ công lập sang dịch vụ ngoài công lập đối với các cơ sở cai nghiện ma tuý ;

+ Các biện pháp phòng ngừa và can thiệp đối với người bị nhiễm HIV/AIDS ;

+ Vấn đề về người Việt Nam lấy chồng nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc) ;

+ Vấn đề xuất khẩu lao động: Trang bị kiến thức, đào tạo trước khi xuất khẩu và tạo việc làm sau khi họ trở về; an toàn về sức khoẻ và điều kiện làm việc tại nước ngoài ;

+ Vấn đề xác nhận đối tượng và các chế độ đối với người có công với cách mạng ; giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực này ;

+ Tăng cường năng lực quản lý rủi ro cho các đối tượng dễ bị tổn thương ;

+ Biện pháp tích cực để duy trì kết quả trong xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững ;

+ Biện pháp nhằm huy động nguồn lực trợ giúp người tàn tật ;

+ Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh Bộ chủ quản, Nhà trường cần chú ý đến những đề xuất, định hướng về nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số Sở, Ban, ngành có liên quan khác đang có quan hệ đối tác với Nhà trường.

Tóm lại, cơ sở thứ nhất (nhu cầu của xã hội) vẫn là hướng phát triển tiềm năng nhất và đáng được chú ý nhất. Khi thiết lập được một mạng lưới thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)