Hiện trạng điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng (Trang 36 - 42)

Sơ lƣợc quá trình hình thành

Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia của vùng trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hoá đào tạo và nghiên cứu khoa học, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và là một đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước, là trung tâm hành chính chính trị của thành phố Hải Phòng trực thuộc TW, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định 04/2001- Đô thị Hải Phòng đến năm 2020 với quy mô 1.350.000 người trong đó đô thị trung tâm 1.100.000 với các đô thị vệ tinh là: An Lão, Kiến Thụy, thị xã Đồ Sơn, núi Đèo-Thủy Nguyên, Minh Đức, Cát Bà.

Trong Quy hoạch điều chỉnh thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Thuỷ Nguyên đã được xác định là "vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, là một hướng phát triển đô thị rất quan trọng của thành phố Hải Phòng có công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển…". Nhằm thực hiện được mục tiêu trên và hoà nhập với

quá trình phát triển chung của thành phố, Thuỷ Nguyên cần phải tiến hành bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.

Xác định hình thành khu trung tâm mới của đô thị tại Bắc sông Cấm với tính chất là trung tâm hành chính chính trị trung tâm thương mại giao dịch quốc tế, dịch vụ tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí... Việc đánh giá quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc Sông Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng, là việc cần thiết và cấp bách nhằm xác định rõ tính chất chức năng và từng bước đặt tiền đề phát triển trung tâm đô thị Hải Phòng ngày càng hoàn chỉnh.

Vùng quy hoạch nằm trong địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng:

* Bao gồm các xã: Lâm Động, Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan,

Trong đó có 4 trung tâm hành chính của 4 xã là Lâm Động, Hoa Động, Tân Dương và Dương Quan bao gồm trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, đài liệt sỹ, các công trình văn hoá và 3 đơn vị quân đội.

2.1.2.1. Dân số

- Tổng dân số toàn vùng: 25.185 người Trong đó: + Nam:12.239 người (48,6%) + Nữ :12.946 người (51,4%) - Số hộ: 6.310 hộ

- Tổng số lao động: 12.487(49,58% dân số)

Trong đó: Nông nghiệp : 10.857 (87% tổng số lao động) Phi nông nghiệp : 1.630 (13% tổng số lao động)

Năm 2003. Trong khi đó, tỷ trọng của khu vực II (công nghiệp) tại tăng từ 31% năm 1995 lên 36% năm 2000 và 38% năm 2003 [42].

- Đặc thù dân cư: Chủ yếu là dân cư nông nghiệp (trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản).

Bảng 2.1: Hiện trạng dân số và lao động khu quy hoạch

TT Tên xã Số người Tổng số hộ Lao động

Nông nghiệp Phi nông nghịêp

1. Hoa Động 8.230 2.242 4.527 620 2. Tân Dương 8.253 2.220 3.600 510 3. Dương Quan 7.230 1.585 2.410 360 4. Lâm Động 1.202 263 320 140 Tổng cộng 25.185 6.310 10.857 1.630 Nguồn [42].

Theo quy hoạch tổng thể đô thị Hải phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc xác định quy mô dân số đô thị được tính toán theo sức chứa của đô thị phù hợp với các đặc trưng hiện trạng, các chỉ tiêu KTKT đã nêu ở phần trên.

Quy mô dân số phát triển mới là : 120.000 người.

2.1.2.3. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất:

a. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng quy hoạch: 1445,5 ha được đánh giá qua bảng 2.2:

b. Quỹ đất hình thành và phát triển đô thị:

Qua bảng thống kế trên cho thấy quỹ đất hình thành và phát triển đô thị chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đầm hồ nuôi trồng thuỷ sản [42].

c. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: - Chiều dài các kênh cấp I L = 17,5 km - Chiều dài các kênh cấp II L = 14,0 km [42]. Hệ thống đê quốc gia:

- Cao trình mặt đê: 6,0-6,2m - Bề rộng mặt đê: B=3,0m

Hệ thống cống ngăn triều: dọc tuyến đê quốc gia có 6 cống ngăn triều: Cống Lâm Động, Bính Động, Tân Dương, Dương Quan, Sáu Phiên, Thuỷ Triều [42].

Bảng 2.2: Tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất hiện trạng khu quy hoạch

TT Loại đất Hiện trạng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Đất ở 59.73 4,10 1 Đất đô thị 0.00 2 Đất ở nông thôn 59.73 II Đất chuyên dùng 67.43 4,66 1 Đất tiện ích công cộng 4.24 - Dịch vụ - thương mại 0.58 - Y tế 0.30

- Giáo dục - đào tạo - văn hoá 2.50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trụ sở cấp xã 0.58

- Trụ sở cấp thành phố, TW 0.28

2 Đất cây xanh - TDTT 1.50

3 Đất giao thông đối nội 34.07

4 Đất công nghiệp, kho tàng 0.00

5 Đất giao thông đối ngoại 2.15

6 Đất di tích lịch sử, tôn giáo 2.48

7 Đất an ninh quốc phòng 17.86

8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.14

III Đất nông lâm nghiệp 1108.63 76,69

1 Đất nông nghiệp 573.31

2 Mặt nước 535.33

IV Đất chƣa sử dụng 209.75 14,55

1 Đất đồi núi sông 209.75

Cộng 1445.5 100

Nguồn [42].

d. Hiện trạng giao thông: Hệ thống giao thông gồm:

- Tuyến QL10 đi qua khu vực nghiên cứu có chiều dài: L=2400m, mặt cắt ngang B =17m.

- Các tuyến đường đi qua các xã, thôn có chiều dài khoảng 20km đã được nâng cấp, mặt đường phần lớn được thấm nhập nhựa.

+ Tuyến máng nước: L=2300mB=8,5m B=8,5m + Tuyến Hoa Động: L=1850mB=14,0m B=14,0m + Tuyến Tân Dương-Dương Quan: L=2600m B=10,0m + Tuyến Dương Quan: L=1700mB=10,0m L=1700m B=10,0m

+ Tuyến Lâm Động: L=1000m B=9,0m B=9,0m

- Các tuyến đường đi trong thôn phần lớn được bê tông hoá có bề rộng 2-3m - Giao thông tĩnh: bến đỗ xe tại bến Bính [42].

e. Hiện trạng hệ thống cấp nước:

Do đặc điểm vị trí khu đô thị nằm sát sông Cấm, phía Bắc giáp khu vực làng xóm và ruộng trũng. Toàn bộ lưu vực thoát nước phía Bắc đều thoát ra sông Cấm thông qua hệ thống đầm và kênh thoát nước:

Phạm vi nghiên cứu được chia làm 3 lưu vực:

+ Lưu vực 1 : Giới hạn bởi đường sắt phía Bắc và phía Tây sông Trịnh đến đường bao sông Cấm. Diện tích lưu vực thoát: F1= 289ha

+ Lưu vực 2 : Giới hạn bởi đường sắt phía Bắc và phía Đông sông Trịnh đến đường bao giáp sông Cấm. Diện tích lưu vực thoát: F2= 503ha

+ Lưu vực 3 : Giới hạn bởi đường sắt phía Bắc và đường trung tâm vào ga đến đường bao sông Cấm. Diện tích lưu vực thoát: F3= 320ha [42].

- Do đặc điểm các khu dân cư sống xen canh, xen cư với các khu vực đồng màu và ruộng trũng nên mặt nước được thoát tự nhiên vào các hệ thống kênh tiêu thuỷ nông.

- Hệ thống kênh thuỷ nông bao gồm các kênh cấp I, cấp II và các đầm trữ nước. Thông qua đê quốc gia và cống ngăn triều, nước mặt ra sông khi nước triều xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chiều dài các kênh cấp I, L = 17,5 km + Chiều dài các kênh cấp II, L = 14,0 km - Hệ thống đê quốc gia:

+ Cao trình mặt đê: + 6,0  6,2 m + Bề rộng mặt đê: B = 3,0 m

- Hệ thống cống ngăn triều:

Dọc tuyến đê quốc gia có 5 cống ngăn triều: + Cống Lâm Động

+ Cống Bính Động + Cống Tân Dương + Cống Dương Quan + Cống Hoa Động - Thoát nước thải sinh hoạt:

+ Lượng nước thải phát sinh tính bằng 80 % lượng nước cấp. Với lượng nước thì dự tính Q = 17.500 m3

/ ng.

+ Cần bố trí mạng lưới thu gom nước thải riêng và đưa về trạm xử lý tập trung.

Bố trí tuyến cống chính (cống trục) nằm dọc trục dải cây xanh trung tâm Hệ thống cống trong các khu đô thị hướng thoát về cống trục

- Nước thải sinh hoạt được sử dụng cho trồng hoa màu, hoặc tự thấm. f. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Hệ thống đường sắt từ ga lập tàu Hùng Vương qua sông Cấm tới khu công nghiệp Minh Đức:

+ Ga khách tại Tân Dương + Ga cụt tại Minh Đức

Đường sông: gồm các tuyến chính Hải Phòng - Hà Nội, Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Phòng - Cát Bà.

Tuyến vành đai III có chiều ngang 68 m.

- Hệ thống giao thông tĩnh: Gồm 8 vị trí bến xe bãi đồ với diện tích là 10 ha. Tỷ lệ chiếm đất của giao thông từ 20 % - 25 %. Giao thông tĩnh chiếm 4 - 5 % diện tích đất giao thông.

- Chuẩn bị nền kỹ thuật:

+ Cao độ nền xây dựng được lựa chọn trên cơ sở tổng hợp các yếu tố: Diện tích hồ điều hoà;

Hệ thống kênh mương và hệ thống cống ngầm thoát nước; Điều kiện quản lý vận hành và yêu cầu mức độ vệ sinh; Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật song vốn đầu tư ít nhất. + Về nguyên tắc:

Đảm bảo tính kỹ thuật, phù hợp với mạng lưới thoát nước; Độ dốc đảm bảo để tạo điều kiện thoát nước thuận lợi;

Cốt nền xây dựng được dự kiến: + 4,2  4,5 m (cao độ Hải Phòng) [42]. g. Vệ sinh môi trường:

- Rác thải sinh hoạt chưa có hệ thống thu gom. h. Hiện trạng cấp điện:

- Nguồn điện:

Nguồn điện cấp cho khu vực Bắc sông Cấm được lấy từ trạm biến áp 110/35KV-20MPA Thuỷ Nguyên 1 thông qua hai trạm biến áp trung gian 35/10KV Thuỷ Nguyên và Thuỷ Sơn với tổng công suất 2 trạm là 11400KVA [42].

- Lưới điện:

Trong khu vực chỉ dùng 1 cấp điện trung áp 10KV với tổng chiều dài đường dây là: 15km và 21 trạm biến áp phụ tải 10/0,4KV với tổng dung lượng là 3055KVA [42].

Tóm lại về nguồn điện, các trạm biến áp nguồn hiện có không thể đáp ứng nhu cầu điện của một đô thị nên cần bổ sung thêm nguồn mới. Về lưới điện cần thay lưới điện áp 10KV bằng lưới điện áp 22KV, đây là việc cần thiết để đáp ứng yêu cầu điện sinh hoạt cho khu đô thị mới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng (Trang 36 - 42)