Giải pháp qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng (Trang 76 - 78)

Trong đồ án qui hoạch đô thị thường có bản đồ qui hoạch tổng mặt bằng hạ tầng kỹ thuật, qui hoạch không gian. Nhưng hiện nay thường dừng ở tổng mặt bằng trên mặt đất, qui hoạch không gian hai chiều (diện tích); Phần không gian còn lại là rất đáng kể mà chưa sử dụng: không gian ngầm và không gian trên cao. Vì vậy, qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cần đi trước một bước, đó là khai thác triệt để không gian theo chiều đứng (ngầm nổi và trên cao). Việc này càng có ý nghĩa hơn với những đồ án qui hoạch cải tạo và phát triển đô thị. Việc tìm ra phương án qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có khai thác triệt để các giải pháp kỹ

thuật ở trên là một việc rất khó khăn. Nhưng nếu chúng ta đầu tư thoả đáng thì hiệu quả tái sử dụng đất rất cao và đô thị thêm một yếu tố phát triển bền vững.

Giải pháp qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng tái sử dụng đất cần được đầu tư sớm để làm cơ sở pháp lý cho các giải pháp kỹ thuật, giải pháp đầu tư.

Việc quy hoạch mạng lưới đường, sân bãi phải phù hợp với quy hoạch không gian đô thị để với một diện tích đất giao thông nhỏ nhất vẫn đảm bảo giao thông lưu thông bình thường không gây ách tắc. Ở đây việc phân khu chức năng trong đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng xe chạy tại các tuyến đường, như chúng ta đã biết không phải cứ mở rộng mặt cắt ngang đường là có thể giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông nhất là trong các đô thị có quá trình đô thị hoá diễn ra một cách tự phát và nhanh chóng.

Có những tuyến đường cải tạo, việc giải phóng mặt bằng để lấy đất xây dựng mở rộng đường diễn ra hết sức phức tạp và tốn kém nhiều tiền của nhưng cũng không giải quyết được nhiều vấn đề về ùn tắc giao thông vì lưu lượng xe chạy là quá lớn trong khi đó có những tuyến lưu lượng xe chạy là không đáng kể. Vì vậy việc quy hoạch không hợp lý giữa giao thông và không gian đô thị không những gây lãng phí đất đô thị mà vấn đề tắc nghẽn giao thông vẫn không được giải quyết một cách triệt để.

Quy hoạch và phát trên giao thông công cộng là vấn đề hết sức cấp thiết với các đô thị hiện nay, việc phát triển giao thông công cộng vận chuyển được khối lượng hành khách lớn, giảm tải được một khối lượng khá lớn các phương tiện giao thông cá nhân trong đô thị vì vậy nó giảm tải đáng kể cho các tuyến đường đồng thời giảm diện tích các bãi đậu xe và sẽ tiết kiệm được diện tích đất cho đô thị. Để giao thông công cộng phát triển được thì việc ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại làm tăng khả năng vận chuyển và giảm thời gian đi lại là vấn đề cần ưu tiên hàng đầu.

- Đối với các đô thị cải tạo, việc xây dựng mới riêng lẻ từng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cần phải ưu tiên bố trí dưới hè phố, đường xe thô sơ, dải phân cách, hạn chế và không nên bố trí dưới phần đường dành cho xe cơ giới.

- Đối với các khu đô thị mới, đô thị mới hoặc đường phố xây dựng mới tại các đô thị cải tạo, các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm bắt buộc phải bố trí xây dựng chung trong hầm hoặc hào kỹ thuật. Các hầm hoặc hào kỹ thuật được đặt dưới phần đường xe chạy hay dưới hè phố, dải phân cách có chiều rộng lớn của các trục đường trong đô thị:

+ Hào kỹ thuật: Thường có kích thước nhỏ sử dụng để bố trí chủ yếu các đường dây cáp thông tin, đường dây điện cao hoặc hạ thế, đường ống cấp nước phân phối. Hào kỹ thuật thường được bố trí ở trên các trục đường phố cấp khu vực và nội bộ.

+ Hầm kỹ thuật: Được sử dụng khi cần phải bố trí nhiều công trình đường dây, đường ống. Để đảm bảo cho công nhân đặt đường ống hay vận hành, sửa chữa có thể đi lại thì kích thước bên trong hầm cần phải rộng (có thể cao khoảng 1,8 – 3m, rộng khoảng 1,5 – 2,7m tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể).

Việc sử dụng hào, hầm kỹ thuật có ưu điểm là:

- Tập hợp các loại đường dây, đường ống thành một mối tiện lợi cho việc bảo quản, bảo trì, nâng cấp, cải tạo và kiểm tra các công trình ngầm dễ dàng; khi sửa chữa, cải tạo không phải bóc lớp mặt đường, hè không gây cản trở và ách tắc giao thông.

- Tạo được mỹ quan đô thị, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi có thiên tai. Tiết kiệm diện tích chiếm đất xây dựng, thời gian sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, giá thành và vốn đầu tư ban đầu cao, thời gian thu hồi vốn chậm, nhưng xét về lợi ích lâu dài thì việc xây dựng các công trình này có ý nghĩa kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)