Tỷ lệ nhiễm Leptospira theo giống

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm leptospira trên chuộttại tỉnh an giang (Trang 37 - 38)

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột theo giống Table 5

Giống chuột Số mẫu xét

nghiệm Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%) P

Chuột cống 54 22 40,7

0,089

Chuột đồng 72 19 26,4

Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột cống và chuột đồngBiểu đồ 1

Qua bảng 4.2 cho thấy, có 22/54 mẫu chuột cống và 19/72 mẫu chuột đồng dương tính với Leptospira, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,7% và 26,4%. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột cống cao hơn trên chuột đồng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,089).

Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột cống (40,7%) là tương đối cao nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Đình Hưng và ctv (2002) tại Hà Nội, tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột cống là (50,31%). Sự khác nhau đó là do hai địa điểm trên khác nhau về địa lý, môi trường, hơn nữa trong thời gian năm 2002 Hà Nội bùng phát 28 ổ dịch Leptospira trên người (Lê Công Tảo, 2003). Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột đồng là (26,4%) phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Mạnh Lâm và ctv (2002) tại DakLak kiểm tra 714 mẫu huyết thanh chuột đồng thì có 151 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ (21,1%).

Và kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Quách Quốc Nam (2007) tại Cần Thơ, tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột cống là 46% và chuột đồng là 23,28%.

Chuột cống có tỷ lệ nhiễm cao hơn chuột đồng là do chuột cống thường ăn tạp và sống gần các trang trại, khu công nghiệp, khu đông dân cư, ở các chợ, bệnh viện, bãi rác, ống cống…là những nơi có nhiều mầm bệnh cư trú.

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm leptospira trên chuộttại tỉnh an giang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)