Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 87 - 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.5.3.Định hướng phát triển chung

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên cho các ngành sản xuất kinh tế ngày một tăng cao, điều đó gây áp lực rất lớn đến TNMT của mỗi địa phƣơng. Việc lập các quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả là vấn đề hết sức cấp thiết và giữ vai trò quan trọng, nó mang tính định hƣớng giúp cho các cấp, các ngành bố trí sử dụng lãnh thổ hợp lý và hiệu quả TNMT, tránh sự chồng chéo gây lãng phí hay hủy hoại và phá vỡ CQ thiên nhiên.

3.5.3.1. Vấn đề về quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng

Trƣớc hết, để đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của huyện, một số vấn đề mang tính quyết định cũng là những đòi hỏi cấp bách trong nền kinh tế mở hiện nay là phải nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phƣơng, đầu tƣ đào tạo, nâng cao kiến thức khoa học cho các cán bộ quy hoạch. Phải có những cán bộ quy hoạch giỏi chuyện môn, nắm vững kiến thức cơ bản, nghiên cứu kỹ lƣỡng và có cơ sở khoa học đối với từng đối tƣợng tài nguyên CQ đƣợc sử dụng để có những đánh giá, hƣớng sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng của huyện. Xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho quá trình sản xuất sinh hoạt của các hộ nông dân toàn huyện. Xây dựng và khôi phục các giá trị nhân văn truyền thống vừa mở ra một hƣớng kinh tế mới cho các ngành dịch vụ phát triển. Làm tốt một số vùng có lợi thế để thu hút đầu tƣ từ bên ngoài vào xây dựng các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân.

3.5.3.2. Vấn đề qui hoạch sử dụng đất đai

Việc phân vùng qui hoạch sử dụng đất đai là vấn đề then chốt của huyện Ý Yên. Thực hiện phân vùng sẽ đảm bảo khai thác đƣợc lợi thế của từng vùng riêng, đẩy mạnh quá trình giao lƣu kinh tế trong huyện và ngoài huyện. Hơn nữa việc phân vùng hợp lý sẽ giúp cho các cấp ngành quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích vấn đề đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế huyện Ý Yên là một huyện có bình quân đất trên một lao động nông nghiệp thấp mà sự chuyển hóa từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp lại chậm nên ngƣời dân chỉ biết trông chờ vào những mảnh ruộng nhỏ lẻ của mình để sinh sống. Do đó cần phải kết hợp nhiều biện pháp để dần hoàn thiện việc tích tụ, khoanh vùng ruộng đất:

- Hoàn thiện các văn bản pháp qui về đất đai, có chính sách về đất đai cho phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Tập chung đất đai thông qua thuê của tƣ nhân, dự án, đất của dòng họ, - Tập trung thông qua chuyển đổi, chuyển nhƣợng đất đai.

Thực hiện tốt quá trình tập chung giải quyết tình trạng manh mún của sản xuất dựa trên những đánh giá, xếp hạng đất đai để đảm bảo đƣợc tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài nguyên quí giá này.

Tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách dồn điển đổi thửa, phân đất cho ngƣời dân. Đồng thời tiến hành kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp

Đối với sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở là những đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất chƣa khai thác trên địa bàn lãnh thổ huyện Ý Yên, cần tiếp tục phát triển và triển khai mạnh mẽ những kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Khai hoang những vùng đất có tiềm năng mở rộng diện tích sử dụng, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng sẽ là những định hƣớng phát triển nông nghiệp đúng đắn và phù hợp với đặc điểm CQ của huyện Ý Yên.

Đối với một số loại cây trồng hiệu quả đặc biệt nhƣ Lúa, cần hình thành những vùng chuyên canh trên các CQ số 6, 8, 9. Trên các CQ số 2, 7, 11, 12 có những điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp các loại cây trồng khác nhau, tăng mùa vụ, đa dạng hóa nông sản. Trên những vùng trồng lúa có thể trồng xen các loài hoa màu khác nhƣ khoai, ngô, đậu đỗ, ... Trong quá trình sử dụng cần có những biện pháp cải tạo đất và chú ý đến vấn đề tiêu thoát nƣớc trong mùa mƣa.

Đối với các loài cây lâu năm, cây ăn quả, trên những CQ số 4, 5 có đủ những điều kiện thích hợp để phát triển, cần mở rộng diện tích và tăng năng suất một số cây trồng có sản lƣợng cao nhƣ cam, quýt, nhãn, chuối...

Ngành chăn nuôi ở huyện Ý Yên chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm nhiều, nhƣng đây cũng là một trong những ngành kinh tế tiềm năng lớn cho kinh tế của huyện khi có sự kết hợp hợp lý giữa chăn nuôi và trồng trọt. Do đó cần có những đầu tƣ thích đáng, đa dạng hóa các loài gia súc, gia cầm, tăng sản lƣợng và năng

xuất. Đặc biệt trong những năm gần đây, mô hình kết hợp chăn nuôi lúa cá và hoạt động chăn nuôi các loài lợn rừng, ếch đang mang lại những hiệu quả kinh tế cao cho một số hộ nông dân. Đây cũng là những hƣớng phát triển chăn nuôi mang hiệu quả kinh tế cao cần đƣợc đầu tƣ đúng đắn.

Trong đánh giá mức độ phù hợp các điều kiện và đặc điểm CQ ở huyện Ý Yên và hứa hẹn một tiềm năng phát triển lớn, đó là ngành nuôi trồng thủy sản. Với những lợi thế về địa hình, môi trƣờng, khí hậu, nguồn nƣớc dồi dào điển hình trên các CQ 15, 16 việc phát triển chuyên canh và mở rộng hơn nữa diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh việc phát triển mở rộng qui hoạch khu nuôi trồng thủy sản không đƣợc bỏ qua những nghiên cứu chi tiết cụ thể với từng điều kiện và tính chất đặc thù của vùng sử dụng nhằm tránh tình trạng phát triển tự phát gây mất cân bằng sinh thái. Khoanh vùng phát triển, khuyến khích mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại tập chung. Mặt khác, sự kết hợp hiệu quả giữa trồng lúa và nuôi cá là một mô hình nuôi trồng rất thiết thực và mang lại những nguồn thu lớn cho ngƣời dân. Chính quyền địa phƣơng cần tiếp tục đƣa ra những chính sách khuyến khích, đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời dân tham gia sản xuất.

Đối với sản xuất lâm nghiệp

Riêng đối với ngành lâm nghiệp ở huyện Ý Yên, do những điều kiện tự nhiên không cho phép, không thể phát triển trên quy mô rộng cho mục đích sản xuất kinh doanh nhƣng có thể trồng rừng trên những vùng đất trống, quanh vùng đồi núi, quanh các khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, làng nghề sản xuất nhằm mục đích phòng hộ bảo vệ mùa màng, bảo vệ môi trƣờng.

Đặc biệt là ở những khu vực đất đồi núi, phát triển rừng sẽ giúp cải tạo những lớp đất khô cằn thiếu dinh dƣỡng, bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi đất. Phần nào giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí khu vực khai thác khoáng sản cho mục đích sản xuất gốm sứ. Ở những khu vực ven sông có hoạt động khai thác cát cũng cần tiến hành trồng rừng phòng hộ ven bờ.

Cùng với xu hƣớng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nƣớc nói chung, kinh tế huyện Ý Yên cũng cần những chính sách, định hƣớng phát triển sản xuất công nghiệp hợp lý để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Qui hoạch hợp lý quỹ đất cho việc phát triển các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ở huyện Ý Yên là vấn đề cấp thiết và quan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp mở rộng ngành nghề, nâng cao giá trị thu nhập sản xuất CN-TTCN trong cơ cấu kinh tế. Tiếp tục hoàn thiệc cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp. Qui hoạch phát triển tập chung các trung tâm tiểu thủ công nghiệp của xã, huyện và các ngành nghề thủ công truyền thống, gia công chế biến đồ gỗ xuất khẩu, chế biến hàng xuất khẩu... Tạo thuận lợi cho việc quản lý và xử lý các vấn đề môi trƣờng phát sinh.

Đối với các hoạt động thƣơng mại ở tất cả các xã, thị trấn đã đƣợc hình thành nhƣ : Thị trấn Lâm, thị tứ (Yên Thắng), Đống Cao (Yên Lộc), Bo (Yên Chính), chợ Ải (Yên Nghĩa), đầu cầu Non Nƣớc (Yên Bằng), Cát Đằng (Yên Tiến), Mụa (Yên Dƣơng), cầu Ngăm (Yên Mỹ), trung tâm các xã Yên Ninh, Yên Cƣờng, Yên Đồng,… Cần tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, bảo vệ quyền lợi cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.

Qui hoạch lại các khu đất dùng cho mục đích công cộng nhƣ: nghĩa trang, bãi rác, thủy lợi, giao thông, ...tránh ảnh hƣởng đến khu dân cƣ.

Nghiên cứu kỹ lƣỡng các quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đối với những vùng đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải đƣợc tính toán, đánh giá nhiều mặt đảm bảo tác động là thấp nhất và hiệu quả phát triển cao nhất. Phát triển công nghiệp phải song song với hoạt động bảo vệ môi trƣờng, hƣớng tới nền kinh tế phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá các đặc điểm cấu trúc, chức năng cảnh quan trên địa bàn lãnh thổ huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích qui hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, đề tài rút ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Huyện Ý Yên là một huyện đồng bằng chiêm trũng điển hình thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, xen lẫn địa hình đồng bằng của huyện có những dải đồi núi thấp phân bố tập chung ở phía bắc của huyện tạo nên những đặc điểm đặc thù và rất khác biệt của CQ so với các vùng đồng bằng khác. Nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Lại có tuyến quốc lộ 10 và đƣờng sắt xuyên Việt đi qua, Ý Yên hội tụ những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.

2. Các đặc điểm khác nhau về điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn của huyện Ý Yên tạo nên những dạng CQ khác nhau trên lãnh thổ huyện. Dựa trên cơ sở là hệ thống PLCQ toàn lãnh thổ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng hải và nnk (1997) đề tài đã xây dựng hệ thống PLCQ lãnh thổ huyện Ý Yên – Nam Định bao gồm 2 lớp CQ và 3 phụ lớp CQ với 16 loại CQ khác nhau thuộc kiểu CQ rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh, mƣa mùa có một mùa đông lạnh và nằm trong hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa và phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, ẩm của tự nhiên Việt Nam.

3. Các loại CQ trên lãnh thổ huyện Ý Yên đƣợc thể hiện trên bản đồ Cảnh quan huyện Ý Yên tỉ lệ 1: 50.000 mà đề tài đã xây dựng đƣợc dựa trên các bản đồ thổ nhƣỡng, lớp phủ thực vật của huyện Ý Yên với 02 lớp, 04 phụ lớp, 01 kiểu và 16 loại CQ. Đồng thời thông qua bản đồ đã phân tích làm rõ đặc điểm và các quy luật phân hóa cảnh quan trên địa bàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Trên cơ sở khoa học là những phân tích đánh giá cụ thể các đặc điểm cấu trúc, chức năng CQ đề tài đã tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của 16 loại CQ cho các mục đích phát triển: trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và trồng rừng phòng hộ. Lập ra bảng tổng hợp phân hạng mức độ phù hợp của

mỗi loại CQ với từng mục đích sử dụng để thống kê đƣợc các dạng CQ thích hợp nhất cho mỗi mục đích sử dụng.

5. Dựa trên các kết quả tổng hợp mức độ thích hợp của mỗi CQ với từng hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để bố trí lại các loại cây trồng cho phù hợp nhất. Theo kết quả đánh giá, trong 16 loại CQ có 07 loại CQ rất thích hợp cho phát triển trồng lúa, 05 loại CQ rất thích hợp cho phát triển cây lâu năm, 05 loại CQ rất thích hợp cho phát triển cây hàng năm và 02 loại CQ rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, nhiều CQ có tiềm năng mở rộng thành các vùng sản xuất chuyên hoặc trồng kết hợp tăng tính đa dạng hàng hóa nông sản.

6. Từ những cơ sở vững chắc là kết quả phân hạng mức độ thích hợp của mỗi CQ đối với từng mục đích sử dụng, đề tài đã đề xuất một định hƣớng trong việc bố trí các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn lãnh thổ huyện, góp phần vào việc qui hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ của huyện Ý Yên, hƣớng tới nền kinh tế phát triển bền vững.

KIẾN NGHỊ

Trên thực tế hiện nay, các công trình nghiên cứu cảnh quan trên lãnh thổ huyện Ý Yên gần nhƣ không có, và nếu có cũng chỉ là những báo cáo, dự án qui hoạch sử dụng đất đai chứ chƣa thực sự nghiên cứu đúng theo một tác phẩm chuyên về cảnh quan. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh và huyện cần có những chính sách đầu tƣ để cuốn hút giới chuyên môn quan tâm nghiên cứu về cảnh quan của địa phƣơng.

Nghiên cứu CQ nhằm đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn và chính xác về các đặc điểm cấu trúc, chức năng cảnh quan của một lãnh thổ đòi hỏi các nhà khoa học phải có sự nghiên cứu một cách chuyên sâu, chi tiết và lâu dài. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì công tác nghiên cứu cảnh quan cần phải đƣợc tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch nghiên cứu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển khác nhau của lãnh thổ. Các nhà khoa học tham gia dự án phải có nghĩa vụ phải nghiên cứu nghiêm túc, đúng tiến độ và đầy tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, chính quyền địa phƣơng phải có những đầu tƣ nhất định trong việc nghiệm thu các công trình nghiên cứu, đảm bảo tính hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Nghiên cứu cảnh quan không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các cảnh quan tự nhiên mà còn phải tìm hiểu thêm về những cảnh quan văn hoá – nhân văn, đó là những cảnh quan gắn bó chặt chẽ với lịch sử định cƣ, truyền thống lâu đời của ngƣời dân địa phƣơng. Những cảnh quan này, qua năm tháng đã bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển của con ngƣời và bản thân nó khi bị tác động quá mức cũng sẽ gây ra nhiều tác động ngƣợc đối với các cảnh quan tự nhiên. Vì thế, trong nghiên cứu về cảnh quan không thể không quan tâm đến nghiên cứu cảnh quan văn hoá – nhân văn, để có cơ sở cho những lời giải thích hợp lí về các hiện tƣợng xảy ra và quá trình hình thành - tồn tại - phát triển của các cảnh quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A.E.Phedina (1973), Phân vùng địa lý tự nhiên (Ngƣời dịch: Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Đào Trọng Năng), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[2] A.G. Ixatrenko. “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nôi, 1960

[3] D.L. Armand. “Khoa học về cảnh quan” .NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nôi, 1983

[4] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 87 - 96)