Đối với sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 84 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.5.2.Đối với sản xuất nông nghiệp

Phát triển sản xuất nông nghiệp là thế mạnh kinh tế của huyện Ý Yên. Vì vậy, những CQ đƣợc định hƣớng cho mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp phải là những CQ đƣợc đánh giá là phù hợp nhất cho cây lúa, các loại cây trồng lâu năm, cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Theo bảng tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thích hợp của CQ cho từng mục đích sử dụng (bảng 3.15), CQ có tiềm năng phát triển nông nghiệp ở huyện Ý Yên bao gồm hầu hết các loại CQ phân bố trên toàn lãnh thổ huyện, chiếm khoảng

72,01% diện tích tự nhiên của huyện. Căn cứ vào những đánh giá về đặc điểm cấu trúc, chức năng của từng CQ cũng nhƣ hiện trạng sử dụng lãnh thổ ở huyện Ý Yên và mức độ thích hợp của từng CQ đối với hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp, sau đây đề tài xin đƣa ra một số đề xuất về định hƣớng sử dụng các đơn vị CQ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:

*) Hình thành vùng chuyên trồng lúa

Trồng lúa vốn là một thế mạnh lớn của vùng đồng bằng chiêm trũng Ý Yên, do đó việc hình thành những vùng chuyên trồng lúa sẽ phát huy đƣợc thế mạnh của vùng đồng thời tạo một nguồn thu nhập chính cho nền kinh tế của huyện. Theo thực tế phát triển cây lúa trên lãnh thổ huyện Ý Yên và những kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các đơn vị CQ cho mục đích phát triển cây lúa thì các CQ số 6, 8, 9 là những CQ rất thích hợp cho sự phát triển vùng chuyên trồng lúa. Những CQ này có điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển cây lúa, phân bố dọc vùng đồng bằng ven sông Đáy, trên đất phù sa sông, chiếm khoảng 51,2% diện tích đất tự nhiên của huyện. Với những định hƣớng phát triển đúng đắn, sự phát triển của các loại giống cây lúa năng suất cao hứa hẹn đây sẽ là một vùng chuyên trồng lúa nƣớc lớn và năng suất cao mang lại giá trị kinh tế lớn cho huyện Ý Yên

*) Phát triển vùng chuyên trồng cây lâu năm

Căn cứ vào kết quả đánh giá và hiện trạng sử dụng lãnh thổ huyện Ý Yên, có thể bố trí phát triển vùng chuyên trồng cây lâu năm trên các CQ số 4 và 5. Các CQ này đƣợc phân bố ở vùng đồng bằng trung bình trên đất phù sa không đƣợc bồi tụ của hệ thống sông Hồng. Với những điều kiện rất thích hợp cho sự phát triển của các loài cây lâu năm có thể tận dụng các CQ này để phát triển những loài cây lâu năm cho năng suất cao, đặc biệt là đối với các loài cây ăn quả nhƣ cam, quýt, chanh, chuối, nhãn, ... Một mặt tăng diện tích trồng cây ăn quả năng suất cao sẽ tăng thu nhập cho huyện, mặt khác CQ số 5 hiện trạng là CQ cây bụi - cỏ, đất trống chƣa đƣợc khai thác sử dụng sẽ đƣợc cải tạo và sử dụng hữu ích cho phát triển nông nghiệp.

*) Phát triển vùng chuyên trồng cây hàng năm

Thực tế sử dụng lãnh thổ ở huyện Ý Yên trên các CQ số 3 và 10 là CQ cây hàng năm, theo kết quả đánh giá mức độ thích hợp cho thấy CQ số 3 và 10 có những điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây hàng năm, các loại cây hoa màu phát triển: hình thành trên nền đất phù sa sông, chế độ thủy văn và độ ẩm phù hợp cho nhiều loài cây hoa màu, phân bố trên toàn lãnh thổ huyện Ý Yên. Do đó, đề tài đề xuất định hƣớng phát triển vùng chuyên trồng cây hàng năm trên các CQ số 3 và 10. Các loại cây hoa màu lựa chọn phát triển nhƣ ngô, khoai, đậu và các loại rau quả ...

*) Hình thành vùng chuyên nuôi trồng thủy sản

Trên địa bàn huyện Ý Yên có vùng đồng bằng trũng với nhiều vùng ở tình trạng ngập nƣớc thƣờng xuyên khó cho việc phát triển các loài cây hoa màu nhƣng lại là điểm thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Các CQ số 15 và 16 phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng trũng ven sông Đáy, có địa hình trũng nguồn nƣớc cung cấp thƣờng xuyên rất thuận lợi cho việc mở rộng thành vùng chuyên dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động về nuôi trồng thủy sản, hiện nay cũng đang đƣợc đầu tƣ phát triển rộng trên địa bàn toàn huyện, việc hình thành và mở rộng thêm những vùng chuyên nuôi thủy sản hứa hẹn một sự phát triển có qui mô mới và mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế của huyện. Bên cạnh đó cần có những kế hoạch phát triển cụ thể, hợp lý và phải chú ý xem xét đến mức độ tác động môi trƣờng tự nhiên tránh những hệ quả phát sinh trong quá trình phát triển, đảm bảo yếu tố bền vững sinh thái.

*) Phát triển các vùng trồng kết hợp

- CQ số 2 phân bố trên vùng đồng bằng trung bình với đất phù sa không đƣợc bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và CQ số 7 phát triển trên đất phù sa đƣợc bồi của hệ thống sông Hồng vùng đồng bằng trung bình đƣợc định hƣớng là vùng trồng kết hợp cây lúa và cây hàng năm. Trên dạng CQ số 2 hiện tại cũng đang đƣợc trồng lúa nhƣng mức độ thuận lợi theo đánh giá không cao nhƣ các vùng chuyên trồng lúa vì vậy việc kết hợp thêm trồng các loài hoa màu ngắn ngày khác sau những vụ mùa lúa sẽ góp phần tăng năng suất thu hoạch, đồng thời giúp cải tạo đất chuẩn bị cho vụ mùa

trồng lúa sau. Trên CQ số 7 lại mang những điều kiện rất thích hợp cho phát triển cây lúa, nhƣng dựa trên thực tế sử dụng đất trên dạng CQ số 7 này đang phát triển các loài cây hàng năm. Do đó, đề tài có đề xuất là trồng kết hợp cây lúa và cây hoa màu trên cả CQ số 7.

- Kết hợp cây hàng năm và cây lâu năm trên các CQ số 11 và 12, là những CQ phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thấp trên đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng. Trong các dạng CQ này, có CQ số 11 hiện tại đang đƣợc sử dụng chủ yếu cho mục đích trồng cây lâu năm và đƣợc phân bố gần lƣu vực sông Đáy nên có những điều kiện thuận lợi cho phát triển cây hàng năm, việc kết hợp trồng các loài cây hàng năm, hoa màu khác vừa có ý nghĩa cải tạo đất vừa giúp tăng thêm thu nhập. CQ số 12 là phần diện tích đất bằng chƣa sử dụng, việc khai hoang trồng các loài cây lâu năm, cây hàng năm sẽ giúp tận dụng đƣợc quỹ đất bỏ trống này.

- Mô hình sản xuất kết hợp lúa và nuôi trồng thủy sản đƣợc định hƣớng sử dụng thích hợp trên các CQ 13 và 14. Đây là CQ phân bố ở vùng đồng bằng thấp trên loại đất phèn tiềm tàng với những điều kiện chỉ thuận lợi nhất cho việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Việc áp dụng mô hình lúa – cá trong sản xuất nông nghiệp đang là một hƣớng phát triển có triển vọng ở huyện Ý Yên mang lại nguồn lợi lớn cho ngƣời dân trong huyện, tiếp tục phát huy đúng hƣớng và hợp lý loại hình canh tác này sẽ là một thế mạnh phát triển ở huyện Ý Yên.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 84 - 87)