Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 45 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1. Địa hình

Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên nằm trong vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều. Địa hình Ý Yên chủ yếu là đồng bằng nhƣng có vùng tƣơng đối cao có vùng lại rất thấp và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống kênh mƣơng dày đặc. Nhìn chung địa hình chính của vùng là địa hình đồng bằng độ dốc < 1% và có xen kẽ đồi thấp với một số đặc điểm riêng nhƣ sau:

- Địa hình đồi núi thấp là phần sót lại của nền móng cổ đá biến chất thuộc hệ tầng Thái Ninh nhô lên trên lớp phù sa với độ cao trung bình dƣới 100m đó là Núi Mai Độ với độ cao 52,2m thuộc xã Yên Tân. Dãy đồi thuộc xã Yên Lợi, chạy theo hƣớng Bắc - Nam, gồm 3 quả đồi. Phía bắc là đồi Núi Nê, độ cao 53,4m ở giữa là

một quả đồi nhỏ cao 21m, tiếp theo về phía nam là một đồi lớn với các đỉnh 57,3m, 56m và 92m (đỉnh Phƣơng Nhì là đỉnh cao nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định). Hầu hết địa hình đồi đều bị xói mòn bề mặt và xói mòn khe rãnh nghiêm trọng dƣới tác động của khí hậu gió mùa ẩm và sự thiếu lớp phủ rừng.

- Địa hình đồng bằng là phần chiếm diện tích lớn nhất lãnh thổ huyện Ý Yên, tuy nhiên địa hình tƣơng đối không đồng đều. Địa hình đồng bằng của huyện Ý Yên bao gồm ba dạng đồng bằng là vàn trung bình, vàn thấp và vùng trũng. Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng thấp.

+ Vùng trung bình nằm ở khu vực phía nam huyện và một số xã phía bắc huyện có độ cao +2,0m so với mực nƣớc biển đến +3,0m với diện tích F = 1.386ha,

+ Vùng đất thấp từ +1,0m đến +2,0m, có diện tích F = 10.244ha, + Vùng trũng từ +1,0m đến +0,5m, có diện tích F = 4.368ha.

Với những đặc điểm khác biệt về địa hình của huyện chính là những yếu tố tạo thành chế độ nhiệt - ẩm, tính chất đất, lớp phủ thực vật khác nhau từ đó tạo lên những dạng cảnh quan khác nhau trên lãnh thổ của vùng.

3.1.2.2. Đất đai

Huyện Ý Yên thuộc vùng đất phù sa cũ do hệ thống sông Hồng bồi đắp từ lâu, cho nên đất đai của huyện có thành phần cơ giới thịt trung bình pha cát rất thích hợp trồng các loài cây nông nghiệp và cây lâu năm.

Có ba nhóm đất chính trên địa bàn huyện, đó là:

- Đất phù sa không đƣợc bồi: diện tích là 15.193 ha. Loại đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

- Đất phù sa ven sông: có diện tích là 659 ha phân bố ven sông Sắt.

- Đất gralit: Diện tích là 65ha, phân bố ở 2 xã phía Bắc: Yên Lợi và Yên Tân. Đây là loại đất có trên các gò, đồi. Loại đất này không thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và lâm nghiệp, chủ yếu để phục vụ mục đích khai thác Fenspat làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ, gạch men.

1. Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng: là loại đất chiếm diện tích lớn nhất lãnh thổ huyện, chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng thấp.

2. Đất phù sa đƣợc bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng phân kéo dài từ phía tây đến phía nam huyện

3. Đất phù sao không đƣợc bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng có chủ yếu ở các vàn trung bình trải khắp huyện.

4. Đất phù sa úng nƣớc chiếm phần lớn diện tích đất xã Yên Phƣơng, ngoài ra còn có ở các xã Yên Thọ, Yên Bằng.

5. Đất phèn tiềm tàng: tập chung chủ yếu ở phía Nam huyện trên các xã Yên Bằng, Yên Khang, Yên Tiến, Yên Đồng, Yên Cƣờng.

6. Đất xói mòn trơ sỏi đá là loại đất chính trên các gò đồi, núi đất của huyện. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó đem lại nguồn lợi tƣơng đối lớn cho ngân sách của huyện cũng nhƣ đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế ngƣời dân trong khu vực.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 24.129,74ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 17.374,89ha chiếm 72,01%

- Đất phi nông nghiệp là 6.544,92ha chiếm 27,12% - Đất chƣa sử dụng là 209,93ha chiếm 0,87%

Với nguồn quỹ đất trên tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ cho hiệu quả kinh tế cao và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của huyện. Tuy nhiên vẫn còn diện tích đất bằng chƣa đƣợc khai thác sử dụng ở một số xã trong địa bàn huyện. Do đó cần có những qui hoạch cụ thể hợp lý nhằm tận dụng và phát huy tốt nhất tài nguyên đất vốn có của thiên nhiên ban tặng.

3.1.2.3.Chế độ thuỷ văn

Là một vùng có địa hình đồng bằng thấp trũng, trên địa bàn huyện Ý Yên có một hệ thống sông ngòi tƣơng đối dày, hƣớng dốc đặc trƣng của lƣu vực là hƣớng Bắc Nam. Đặc biệt là có hai con sông lớn chảy qua phía Tây và phía Nam của huyện, đó là:

- Sông Đào : Dài 10km - Sông Đáy: Dài 30 km

Đây cũng là hai con sông lớn của cả tỉnh Nam Định, nguồn cung cấp nƣớc dồi dào cho hệ thống thủy lợi của huyện nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.Trong hệ thống sông Đáy trên địa phận huyện Ý Yên lại chia thành 2 nhánh sông nhỏ, đó là:

- Sông Mỹ Đô: dài 15km (phía Bắc huyện). - Sông Sắt: Dài 20km (phía Nam huyện).

Hệ thống thủy lợi lớn của huyện Ý Yên hầu nhƣ nằm trong hệ thống thủy lợi bắc sông Đào của tỉnh Nam Định. Trong huyện có 5 trạm bơm tƣới tiêu đầu mối lớn là Cổ Đan, Quỹ Độ, Vĩnh Trị 1, Vĩnh Trị 2 và Yên Quang với tổng công suất là 196.000m3/h, cung cấp nƣớc tƣới cho 75% diện tích cây ngắn ngày. Nguồn nƣớc sinh hoạt ngƣời dân trong huyện cũng đƣợc đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng không có vùng nào phải chịu cảnh thiếu nƣớc.

Về mùa khô, hệ thống thuỷ nông huyện Ý Yên đƣợc cấp nƣớc tƣới bằng hai nguồn lấy từ sông Đáy và sông Đào, qua các sông: Sông Sắt, sông Kinh Thuỷ, sông Mỹ Đô đảm bảo nƣớc tƣới cho 12.935ha trong tổng số 15.935ha canh tác toàn khu vực. Về mùa mƣa, lƣợng nƣớc dƣ thừa trên hệ thống đƣợc tiêu ra sông bằng phƣơng thức nƣớc đƣợc tập trung ra các kênh tiêu dẫn đến các trạm bơm. Trong hệ thống có 13 trạm bơm đầu mối và 9 kênh chính cùng 17 đập điều tiết chính

Tuy có mật độ lƣới sông dày nhƣng không đủ để tiêu thoát nƣớc dƣ thừa trong mùa mƣa lũ khiến cho một số vùng trong huyện có tình trạng ngập úng tạm thời và có những vùng ngập úng thƣờng xuyên chƣa tiêu thoát nƣớc. Đây cũng là một phần nguyên nhân do đặc điểm địa hình thấp trũng của huyện trong quá trình hình thành. Do đó cần có những biện pháp, kế hoạch khai thác hợp lý, phù hợp với điều kiện địa sinh thái thì những vùng ngập úng đó sẽ tạo những lợi thế riêng và mang lại hiệu quả kinh tế cho huyện Ý Yên nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung.

3.1.2.4. Khí hậu

Huyện ý Yên nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên ở đây mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của vùng đồng bằng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với bốn mùa rõ rệt, có mùa đông lạnh khô do chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc và có một số đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Nam Định :

a) Nhiệt độ

Nhiệt độ Trung bình cả năm: 250

C

Trung bình tháng cao nhất (tháng 7): 380C Trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 100

C

- Mùa xuân từ tháng 2 và tháng 4: Nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 250C, thời gian này lƣợng mƣa ít, độ ẩm cao.

- Mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, có gió Đông Nam mang hơi ẩm và mƣa rào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tháng nắng nhất rơi vào tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ cao nhất có ngày là 36 – 380C, nóng bức mƣa nhiều với lƣợng mƣa trung bình từ 1400 – 1500mm

- Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10: Thời tiết mát mẻ, nhiệt độ trung bình 25 – 300C.

- Mùa đông khô hanh và lạnh, thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp nhất và có rét đậm thƣờng vào tháng 12 nhiệt độ dƣới 100C, lƣợng mƣa ít, chủ yếu là mƣa phùn, độ ẩm thấp, thời tiết khô hanh, có gió mùa Đông Bắc đôi khi xuất hiện sƣơng muối gây khó khăn cho việc sản xuất cây vụ đông và gieo cây vụ chiêm xuân.

0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Độ C Độ C

Hình 3. Sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng huyện Ý Yên

b) Mƣa

Ý Yên là huyện có lƣợng mƣa trung bình lớn nhất cả tỉnh với lƣợng mƣa bình quân cả năm là khoảng 1.750mm. Trung bình tháng cao nhất (tháng 8) là 242mm, trung bình tháng thấp nhất (tháng 12) là 17mm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Lƣợng bốc hơi tƣơng đối lớn

0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng mm Lượng mưa mm

c) Gió bão

Thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cộng thêm đặc điểm địa hình thấp trũng hàng năm vào mùa mƣa bão Ý Yên chịu ảnh hƣởng của bão và lụt úng. Bão thƣờng xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9. Có một số cơn bão ảnh hƣởng tới vụ mùa phù hợp cho nhiều loài cây trồng vật nuôi thuộc địa bàn huyện phát triển tốt và cũng có những sản phẩm đặc trƣng riêng của vùng mà các hộ nông dân ở huyện đang sản xuất. Tuy nhiên cũng có những ảnh hƣởng xấu nhƣ gây khó khăn cho cho ngƣời vào việc mùa thu hoạch nông sản.

Hƣớng gió chính là hƣớng Đông Nam và hƣớng Tây Bắc d) Bức xạ mặt trời và độ ẩm không khí

Là vùng đất thấp trũng nhất trong tỉnh lại có lƣợng mƣa trung bình năm lớn nhất cả tỉnh, số giờ nắng cả năm của huyện cũng thấp hơn hẳn so với các huyện khác. Chế độ bức xạ mặt trời của vùng tƣơng đối ổn định qua các năm với tổng số giờ nắng cả năm là 1358 giờ.

Lƣợng nhiệt mặt trời không cao cộng thêm chế độ mƣa nhiều nên độ ẩm trung bình năm của huyện tƣơng đối ổn định và khá cao: 86%.

Với những đặc điểm về địa hình, đất đai và khí hậu nhƣ trên là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp ở huyện.

3.1.2.5. Các nguồn tài nguyên

a) Thảm thực vật

Do đặc tính địa hình chủ yếu là đồng bằng với đất phù sa sông, thảm thực vật trên địa bàn huyện Ý Yên mang tính chất điển hình của một hệ sinh thái vùng đồng bằng với cây trồng chủ yếu là cây lúa, ngoài ra cũng có một số loại cây hoa màu khác đang đƣợc phát triển trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhƣ ngô, khoai, đỗ và một số loại rau màu khác.

Trên địa bàn lãnh thổ huyện Ý Yên có các loài cây gỗ chủ yếu nhƣ bạch đàn, phi lao, xà cừ, phƣợng, … và đƣợc trồng nhiều ở dọc các tuyến đƣờng giao thông nhƣng diện tích không đáng kể. Các loại cây ăn quả cũng có một số cây quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ nhƣ: nhãn, táo, đu đủ, hồng xiêm, … Cây mọc tự nhiên

ở dạng cây bụi, cỏ chủ yếu ở các khu vực đất bằng chƣa đƣợc khai thác sử dụng và vùng xung quanh khu đồi núi thấp của huyện.

Sự nghèo nàn về thành phần thảm thực vật cũng nhƣ sự phân hóa của chúng là kết quả tổng hòa của các yếu tố hình thành CQ của lãnh thổ: địa hình, khí hậu, thủy văn và thổ nhƣỡng. Thảm thực vật chính là một trong những yếu tố hình thành tính đa dạng của CQ, đồng thời nó cũng phản ánh đƣợc tính đa dạng của CQ lãnh thổ.

b) Động vật

Thành phần các loài động trong huyện nghèo nàn, chủ yếu là các loài gia cầm, gia súc nhƣ gà, lợn, trâu, bò, … Nhờ có hệ thống sông suối tƣơng đối dày, địa hình trũng nên hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng tƣơng đối phát triển với các mô hình nuôi cá rô phi, cá trắm, cá trôi, …nuôi xen trong các ruộng thấp trồng lúa.

Các loài động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là các loài chim và thú nhỏ nhƣ chim sẻ, chuột, … Hệ sinh thái nông nghiệp còn có các loài ếch, nhái. Các loại bò sát nhƣ rắn, thằn lằn và các loại côn trùng. Trong vùng không có loài động vật hoang dã quý hiếm nào.

c) Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung trữ lƣợng khoáng sản có trên địa bàn huyện Ý Yên không nhiều nhƣng có các loại khoáng sản khai thác đều có chất lƣợng khá tốt và chủ yếu tập chung ở các xã Yên Lợi, Yên Nhân, Yên Minh.

Các loại khoáng sản đang đƣợc khai thác trên địa bàn huyện gồm có: - Nguyên liệu Pecmatit có trên khu vực núi Phƣơng Nhi thuộc xã Yên Lợi - Cát đƣợc khai thác tại 2 khu vực chính trong huyện đó là:

+ Khai thác cát lòng sông tại khu vực Bến Mới thuộc sông Đáy.

+ Khai thác cát nội đồng tại khu vực xã Yên Lợi, Yên Minh và một số xã phía Nam của huyện.

- Fenspat trên núi Phƣơng Nhi làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ, gạch men với sản lƣợng khai thác hàng năm là 340.000 tấn/1,9ha.

Tuy sản lƣợng khai thác khoáng sản ở các khu vực không lớn, nhƣng khai thác khoáng sản cũng đang là một hoạt động kinh tế phát triển trên địa bàn huyện Ý Yên và chính những hoạt động này là nguy cơ gây ra những tác động đáng kể tới môi trƣờng tự nhiên của khu vực.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)