Chỉ tiêu đánh giá và trọng số

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 65 - 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Chỉ tiêu đánh giá và trọng số

a) Chỉ tiêu đánh giá

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau [6]: - Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.

- Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để đánh giá phải ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của các loại hình sản xuất, các loại cây trồng, vật nuôi.

- Số lƣợng các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất, các cây trồng, vật nuôi; phụ thuộc vào đặc điểm phân hoá lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu.

Đối với ngành sản xuất nông – lâm nghiệp các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá thƣờng là các đặc điểm thành phần, yếu tố tạo thành nhƣ: Địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc, thực vật. Khi đánh giá cho từng ngành sản xuất cụ thể, nhóm chỉ tiêu này sẽ đƣợc lựa chọn cho phù hợp với đặc trƣng của từng ngành, theo mục đích sử dụng lãnh thổ.

Loại đất: Đất là yếu tố quan trọng, quyết định và giới khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây trồng. Các chỉ tiêu về đất đƣợc sử dụng để đánh giá đặc điểm loại đất, địa thế, mức độ thoát nƣớc, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì của đất,..

Độ dốc: Độ dốc là yếu tố đặc trƣng khả năng tích tụ vật chất của CQ và có ảnh hƣởng lớn đến mức độ khai thác và bố trí các loại cây trồng trên lãnh thổ. Độ dốc phù hợp cho ngành nông nghiệp là dƣới 150

, đối với những vùng có độ dốc trên 150 sẽ thích hợp cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Ngƣỡng độ dốc 150 của địa hình là cơ sở phân biệt ngành sản xuất nông và lâm nghiệp. Trong quá trình đánh giá cho hoạt động phát triển nông nghiệp đề tài chia độ dốc thành 3 cấp nhỏ hơn phù hợp với đặc điểm chung của từng cây trồng dự định bố trí trên lãnh thổ

Địa hình: Đây là nhóm chỉ tiêu đƣợc xét đến đầu tiên trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Địa hình có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phân bố của các yếu tố nhiệt độ, lƣợng mƣa và tác động đến sự tạo thành lớp phủ thổ nhƣỡng, thực vật, ảnh hƣởng đến độ sâu mực nƣớc ngầm, độ ẩm, tốc độ bào mòn, ...

Ý Yên là một huyện đồng bằng chiêm trũng, yếu tố địa hình đƣợc coi là yếu tố quan trọng trong việc định hƣớng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.

Lượng mưa và nhiệt độ: Đây là 2 chỉ tiêu quan trọng biểu hiện mối tƣơng quan nhiệt - ẩm , yếu tố quyết định bộ mặt tự nhiên và chi phối việc phân định mức độ thích hợp, không thích hợp của điều kiện tự nhiên với sinh trƣởng, phát triển của thực vật. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các loài

cây trồng nhiệt đới nhƣ lúa, ngô, khoai, ... thì nền nhiệt độ thích hợp là từ khoảng 200 – 250C.

Chỉ tiêu lƣợng mƣa đƣợc phân cấp theo phân vùng khí hậu là: Mƣa nhiều: 

2.500mm, Mƣa vừa: 1.500 - 2.500mm.

Thủy văn: Khả năng cấp thoát nƣớc là yếu tố quan trọng và cần thiết không thể thiếu đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp. Nó chi phối rất lớn đến mức độ phát triển của ngành nông nghiệp. Việc đảm bảo đủ nguồn nƣớc sẽ cho phép mở rộng diện tích cây trồng, tăng năng suất cây trồng.

Nội dung nghiên cứu đánh giá của đề tài tập chung vào các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, do đó các chỉ tiêu đánh giá đƣợc lựa chọn thƣờng là các đặc điểm thành phần, yếu tố thành tạo cảnh quan nhƣ: địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc và sinh vật. Tùy theo từng ngành sản xuất khi đánh giá sẽ lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với đặc trƣng của từng ngành sản xuất cụ thể. Tuy nhiên, cần phải lƣu ý là đánh giá cho một ngành nào đó không phải là phép cộng các chỉ tiêu, mà là kết quả phân tích, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng,… nhằm làm nổi bật các nhân tố thích hợp và không thích hợp cho phát triển của mỗi ngành cụ thể.

b) Thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá

Điểm đánh giá các chỉ tiêu của CQ có nhân với trọng số. Bậc trọng số đƣợc xác định tuỳ theo mức độ ảnh hƣởng của yếu tố đối với từng ngành sản xuất cụ thể. Thang điểm và bậc trọng số đƣợc chia thành 3 cấp nhƣ bảng dƣới:

Bảng 4. Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá

TT

Thang điểm Bậc trọng số

Mức độ Điểm Mức độ Bậc

1 Rất thuận lợi 3 Ảnh hƣởng mang tính chất quyết định 3 2 Thuận lợi trung bình 2 Ảnh hƣởng mạnh 2 3 Ít thuận lợi 1 Ít ảnh hƣởng hoặc không đáng kể 1

c) Phƣơng pháp tính điểm

 Tính điểm thành phần cho từng CQ: X = X1.n1 + … + Xi.ni (I)

Trong đó: X: Điểm đánh giá chung của đơn vị CQ Xi: Điểm đánh giá của chỉ tiêu thứ i ni: Trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá i : yếu tố đánh giá, i = 1,2,3…n

 Phân cấp thang điểm:

Sau khi ĐGCQ, cần phân hạng thích nghi theo các cấp khác nhau. CQ có điểm đánh giá chung càng cao thì càng thuận lợi đối với loại hình sử dụng đó. Khoảng cách điểm ΔD của các cấp mức độ thuận lợi trong trƣờng hợp lấy đều nhau đƣợc tính theo công thức sau:

M D D D max  min   (II),

Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất M: số cấp đánh giá (M = 3)

 Đánh giá tổng hợp cho từng CQ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau bƣớc đánh giá riêng, cần đánh giá tổng hợp cho từng ngành sản xuất. Các bƣớc đánh giá tổng hợp tiến hành nhƣ sau:

- Tính tổng điểm đánh giá riêng của các chỉ tiêu cho từng CQ .

- Phân chia các mức độ thuận lợi của CQ đối với từng ngành sản xuất cụ thể (thực chất là nhóm hợp những loại CQ có cùng mục đích sử dụng).

- Lập bảng thống kê kết quả đánh giá tổng hợp từng loại CQ cho phát triển các ngành sản xuất. Xác định những loại CQ thích hợp nhất với từng loại hình phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường (Trang 65 - 68)