Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 49 - 51)

Qua điều tra sơ cấp, ta thấy hầu như các trại đều tuân theo quy trình sử dụng của công ty, chỉ có sai khác một số chế phẩm do một số trại dùng các loại chế phẩm mới.

Ta có thể thống kê được 3 nhóm chế phẩm sinh học được các trại sử dụng như sau:  Nhóm 1: Biotonic (1g/m3) + ET800 (1g/m3) + Men G2 (1g/m3) + Men

DORAY (1g/m3) + Men A (50g/1kg thức ăn tổng hợp).

Nước sau quá trình lọc được bơm vào bể chứa trước trại. Tại đây người ta sẽ bổ sung thêm chế phẩm sinh học Biotonic để khử trùng nước với liều lượng 1g/m3. Sau 12h thêm ET800 với liều lượng 1g/m3 để chống sốc tôm rồi tiến hành thả Naus. Men DORAY được sử dụng với liều lượng 1g/m3 sau mỗi lần thay nước từ giai đoạn Zoae. Men G2 được thêm vào sau mỗi lần thay nước từ giai đoạn Mysis 2 đến Postlavae. Bắt đầu giai đoạn Zoae, trộn thức ăn tổng hợp với men A liều lượng 50g/1kg giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn, phòng và trị một số bệnh trên tôm.

 Nhóm 2: Biotonic (1g/m3) + ET800 (1g/m3) + Men DORAY (1g/m3) + Men A (50g/1kg thức ăn tổng hợp).

Quy trình sử dụng cũng tương tự như trên: Biotonic với liều lưu lượng 1g/m3, Men DORAY được sử dụng với liều lượng 1g/m3 sau mỗi lần thay nước. Men A trộn vào thức ăn tổng hợp bắt đầu từ giai đoạn Zoae.

 Nhóm 3: Biotonic (1g/m3) + ET800 (1g/m3) + YUDO 005 (1g/m3) + ZP25 (50g/1kg thức ăn tổng hợp).

Biotonic sử dụng với liều lượng 1g/m3, sau 12h thì thêm ET800 với liều lượng 1g/m3 nhằm chống sốc cho tôm. YUDO 005(1g/m3) được sử dụng sau mỗi lần thay nước. ZP 25 trộn cùng với thức ăn tổng hợp với liều lượng 50g/1kg cho ăn bắt đầu từ giai đoạn Zoae.

Nhận xét:

Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học của các trại tương đối ổn định, sử dụng linh hoạt các chế phẩm sinh học đặc hiệu, phát huy lợi ích của chế phẩm sinh học trong quá trình ương nuôi nhằm nâng cao chât lượng nước, giúp ấu trùng tôm tiêu hóa tôt hơn, tăng cường sức đề kháng cho tôm giảm nguy cơ mắc bệnh trên tôm.

Qua điều tra ta có kết quả như sau:

 100% số trại sử dụng đúng chế phẩm sinh học trong quá trình xử lí nước và quá trình ương nuôi;

 78,95% số trại sử dụng chế phẩm sinh học với liều lượng đúng quy định.

Bảng 3.6: Thống kê tỷ lệ sống của tôm qua nhóm chế phẩm sinh học mà các trại sử dụng.

Nhóm Số trại sử dụng % Trại sử dụng % Tỉ lệ sống

1 9/19 47,36 42,7

2 4/19 21,05 40,8

3 6/19 31,59 41,5

Hình 3.1: Tỷ lệ sống của tôm qua nhóm chế phẩm sinh học mà các trại sử dụng. Nhận xét:

Mặc dù nhiều trại sử dụng các loại chế phẩm sinh học khác nhau nhưng tỉ lệ sống vẫn không chênh lệch nhiều, đạt hơn 40%.

Ta thấy nhóm chế phẩm sinh học 1 có nhiều trại sử dụng và đem lại tỉ lệ sống cao nhất 42,7%. Vì vậy để đánh giá chế phẩm sinh học này có đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu Vibrio hay không ta tiến hành lấy mẫu và kiểm tra.

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)