Hệ thống phân loại và đặc điểm phân bố

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 29)

1.4.1.1. Hệ thống phân loại.

Tôm Chân Trắng được sắp xếp trong hệ thống phân loại sau: Ngành chân khớp: Arthropoda

Lớp giáp xác: Crustacea

Bộ mười chân: Decapoda

Bộ phụ bơi lội: Natantia Họ tôm He: Penaeidae Giống: Penaeus

Giống phụ: Litopenaeus

Loài: Litopenaeus vannamei Boone. Tên của FAO: Camaron patiblanco.

Tên tiếng Anh: Whiteleg Shrimp, Pacific White Prawn. Tên Việt Nam: Tôm He Chân Trắng, Tôm Chân Trắng.

1.4.1.2. Đặc điểm phân bố.

Tôm chân trắng phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền Trung Peru, nhiều nhất ở gần biển Ecuador..

Tôm chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm sau: đáy cát, độ sâu 0-72m, nhiệt độ nước ổn định từ 25-32oC, độ mặn từ 28-34‰, pH 7,7 – 8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa sông giàu sinh vật ăn thức ăn. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn, nó lột xác về ban đêm, khoảng cách 20 ngày lột xác một lần

1.4.2. Đặc điểm về hình thái.

Tôm chân trắng có hình thái ngoài gần giống với tôm Bạc (P.merguiensis), vỏ mỏng, nhìn vào cơ thể có thể thấy đường ruột dọc theo lưng một cách rõ ràng.

Các chân bò có màu trứng ngà, chân bơi màu vàng nhạt, các vành chân đuôi có màu đỏ và xanh nhạt.

Chủy thường có 2-4 ( đôi khi 5-6) răng cưa dài vừa phải. Râu có màu đỏ và dài gấp 1,5 lần chiều dài thân tôm.

Chiều dài của cơ thể trưởng thành đạt tới 23cm sau 60 ngày tuổi.

Hình 1.10: Hình thái ngoài của tôm chân trắng [12].

1.4.3. Đặc điểm sinh sản.

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 – 280C, độ mặn khá cao 35‰. Trứng nở ra ấu trùng vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác

biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn. Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.

Tôm chân trắng có thời gian sinh sản tương đối dài. Sống ở vùng nhiệt đới, mùa vụ sinh sản của tôm he chân trắng có thể kéo dài quanh năm. Còn ở vùng ôn đới tôm có thể mang trứng từ tháng 3 đến tháng 11.

Trình tự của loại hình sinh sản này là: Tôm mẹ => Lột vỏ => Thành thục => Giao vĩ => Đẻ trứng.

Tôm chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi chứa tinh mở khác với loại hình túi chứa tinh khí như của tôm sú và tôm the Nhật Bản.Tôm chân trắng có thể thành thục sinh dục trong ao nuôi và đây là một ưu điểm của loài tôm này so với các loài tôm khác trong việc chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi.

1.4.4. Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm chân trắng [7].

Người ta chia vòng đời của tôm chân trắng ra 6 thời kì:  Thời kỳ phôi.

 Thời kỳ ấu trùng ( Nauplius, Zoae, Mysis, Postlarvae)  Thời kỳ ấu niên.

 Thời kỳ thiếu niên.  Thời kì sắp trưởng thành.  Thời kỳ trưởng thành.

 Thời kỳ phôi.

Hình 1.12: Thời kì phôi [15].

Thời kỳ phôi bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tùy thuộc vào nhiệt độ nước.

 Thời kỳ ấu trùng:

Ấu trùng Tôm chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, phát triển qua 3 giai đoạn ấu trùng chính là Nauplius (kéo dài 1,5 ngày), Zoea ( 5 ngày) , Mysis ( 3 ngày) và hậu ấu trùng Postlarvae.

 Giai đoạn Nauplius (N):

Hình 1.13: Giai đoạn Nauplius [15].

Ấu trùng N không cử động được trong khoảng 30 phút đầu, sau đó bắt đầu bơi và rất dễ lôi cuốn bởi ánh sáng. N trải qua 6 lần lột xác (N1 - N6), mỗi lần kéo dài khoảng 6 giờ. Trong thời kì này, ấu trùng N bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc, không định hướng và không liên tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ.

 Giai đoạn Zoea (Z):

\

Hình 1.14: Giai đoạn Zoea [15].

Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ (Z1 – Z3) thay đổi hẳn về hình thái so với N. Z thay vỏ 3 lần trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ. Ấu trùng Z bơi lội nhờ 2 đôi râu và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng về phía trước, ấu trùng Z bắt đầu ăn thức ăn từ bên ngoài. Thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình

thức chủ yếu là ăn lọc. Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn còn khả năng bắt mồi và ăn được các

động vật nổi có kích thước nhỏ đặc biệt vào cuối giai đoạn Z3. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z thường kéo dài khoảng 30 – 40h, trung bình 36h ở nhiệt độ 28-290C.  Giai đoạn Mysis (M):

Hình 1.15: Giai đoạn Mysis [15].

Giai đoạn này gồm có 3 giai đoạn phụ (M1 – M3), mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 14 -28 giờ, tất cả là 3 ngày sau đó chuyển sang Postlarvae, ấu trùng M sống trôi nối có đặc tính treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống nước. Ấu trùng M bơi lội

kiểu búng ngược, vận động chủ yếu nhờ 5 đôi chân bò. Ấu trùng M bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.

Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2. Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống với giai đoạn Z.

 Giai đoạn Postlarvae (PL):

Hình 1.16: Giai đoạn Postlarvae [15].

Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của PL được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi chúng bắt đầu chuyển sang sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9 – PL10.

Trong phân chia các giai đoạn ở vòng đời Tôm thẻ chân trắng từ khoảng PL5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên.

 Thời kỳ ấu niên:

Ở thời kỳ này, hệ thống mang của tôm đã hoàn chỉnh. Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân và bơi bằng chân bơi. Aten 2 và sắc tố than ngày càng phát triển. Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản xuất tức là PL5 – PL20.

 Thời kỳ thiếu niên:

Tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ chân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất.

Hình 1.17: Thời kì thiếu niên [15]. - Thời kì sắp trưởng thành:

Hình 1.18: Thời kì sắp trưởng thành [15].

Tôm trưởng thành về mắt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, tôm đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu. Hiện tượng sinh trưởng không đồng đều giữa 2 giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong thời kỳ này.

 Thời kỳ trưởng thành:

Hình 1.19: Thời kì trưởng thành [15].

Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng sống ở vùng xa bờ, nơi có độ trong cao và độ mặn ổn định.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu.

 Tôm chân trắng (Penaeus vannamei).

 Vi khuẩn Vibrio sp.

2.1.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

 Thời gian nghiên cứu: 25/02/2013 đến ngày 8/06/2013.

 Địa điểm nghiên cứu: Công ty Thủy sản ViNa – Ninh Thuận và phòng nghiên cứu bệnh thủy sản Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.

2.2. Nội dung nghiên cứu.

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.

Khảo sát quy trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm

chân trẳng tại Công ty Thủy sản ViNa – Ninh Thuận.

Số liệu thứ cấp (tình hình sản xuất giống của Công ty..)

Số liệu sơ cấp (quy trình xử lí nước, quy trình ương nuôi, sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học…) Thu mẫu nước trước và sau quá trình xử lí. Thu mẫu ở giai đoạn Post trong quá trình ương nuôi.

- Đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản ViNa – Ninh Thuận.

- Đánh giá hiệu quả quá trình xử lí nước và sử dụng chế phẩm sinh học thông qua chỉ tiêu Vibrio.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp điều tra.

 Xây dựng bộ câu hỏi thu thập thông tin thứ cấp bao gồm phỏng vấn trực tiếp từ cấp trên phòng ban giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kĩ thuật.. nhằm đánh giá tình hình sản xuất của công ty, quá trình sản xuất giống,..

 Xây dựng bộ câu hỏi thu thập thông tin sơ cấp (18 -19 phiếu) bao gồm phỏng vấn trực tiếp các trại trưởng, trại viên, cán bộ kĩ thuật nhằm đánh giá quy trình xử lí, quy trình nuôi, quy trình sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học,…

2.3.2. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu.

 Khảo sát thu mẫu tại hiện trường:  Đợt 1: 28/3/2013.

 Đợt 2: 25/4/2013.  Đợt 3: 5/5/2013.  Đợt 4: 15/5/2013.  Tần suất thu mẫu:

 Thu mẫu nước trong quá trình xử lí nước: trong 2 ngày.  Thu mẫu nước và tôm ở giai đoạn Post: 1 lần / đợt.  Vị trí thu mẫu:

 Thu tại 3 trại: trại 3, trại 5, trại 14.  Bảo quản mẫu [2]:

 Mẫu nước: Nếu mẫu nước nuôi cấy ở xa phòng thí nghiệm, mẫu phải được đựng trong dụng cụ vô trùng chuyển về phòng thí nghiệm (có nhiệt độ 4 – 6oC), không được phép cấp đông để nhiệt độ lớn hơn 6oC.

 Mẫu tôm: không nên thu mẫu tôm đã chết. Khi thu mẫu kết hợp ghi chép lý lịch của ao (bể) nuôi, điều kiện môi trường, kỹ thuật nuôi, chăm sóc.

2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ số môi trường.

 Nhiệt độ: đo 1 lần / ngày, đo bằng nhiệt kế thủy ngân.  pH: đo 1 lần / ngày, đo bằng test đo pH.

 Độ kiềm: đo 1 lần/ ngày, đo bằng test đo kiềm.

2.3.4. Phương pháp xác định Vibrio [14].

Định lượng Vibrio tổng số trong nước theo phương pháp đếm khuẩn lạc.  Môi trường nuôi cấy cần thiết:

 Môi trường định lượng Vibrio tổng số: TCBS (Thiosulfat Citrat Bile salts Sucrose agar).

 Nước muối vô trùng 2% NaCl dùng để pha loãng mẫu.

2.3.4.1. Xác định Vibrio tổng số trong nước.

Trình tự thực hiện như sau:

Mẫu đưa về phòng thí nghiệm phải phân tích ngay, tùy thuộc mẫu mà chọn 2-3 nồng độ pha loãng liên tiếp để cấy. Tương ứng với mỗi nồng độ pha loãng cấy ít nhất 2-3 đĩa và một pipet vô trùng riêng.

 Chuẩn bị các ống nghiệm 10ml đã khử trùng, đánh số thứ tự.

 Thêm 9ml dung dịch nước pha loãng (nước muối sinh lí vô trùng) vào mỗi ống nghiệm.

 Chai đựng mẫu kiểm tra có hệ số pha loãng là 100.

 Dùng pipet hút 1ml mẫu vào ống nghiệm thứ nhất đã có nước pha loãng, lắc đều ta có hệ số pha loãng 10-1.

 Dùng pipet hút 1ml mẫu hệ số 10-1 vào ống nghiệm thứ 2 đã có nước pha loãng, lắc đều ta có hệ số pha loãng 10-2.

 Tương tự như vậy ta được hệ số pha loãng cao hơn (10-3, 10-4...) Chuẩn bị dịch pha loãng mẫu.

Chuẩn bị các chuỗi pha loãng mẫu.

Cấy mẫu vào môi trường, ủ mẫu.

 Hút 0,1ml mẫu ở các nồng độ pha loãng khác nhau vào trong các đĩa petri đã chứa môi trường thạch TCBS, dùng que trang thủy tinh tráng đều cho đến khi mặt thạch khô, lật úp đĩa petri, nuôi cấy ở 29 – 31oC từ 24-28 giờ lấy ra đọc kết quả.

2.3.4.2. Xác định Vibrio trên tôm.

Trình tự thực hiện như sau:

 Lấy 0,1g ấu trùng tôm đưa vào ống nghiệm, rửa sạch bằng nước muối sinh lí vô trùng.  Dùng đũa thủy tinh đã khử trùng nghiền nhỏ ấu trùng (có thể cho 1 - 2 ml nước

muối sinh lí để nghiền).

 Tiếp tục cho nước muối sinh lí vào ống nghiệm đủ 10ml được hệ số pha loãng 100.  Lắc đều mẫu rồi tiếp tục thực hiện quá trình pha loãng ta có hệ số 10-1,10-2…  Thực hiện quá trình nuôi cấy như nuôi cấy mẫu nước.

 Cách tính số lượng vi khuẩn.

Số lượng vi khuẩn được tính như sau (đơn vị khuẩn lạc/1ml ; 1 gram; 1 con ấu trùng):

Nghiền mẫu

Hòa tan mẫu trong nước muối vô trùng

Pha loãng ở nồng độ cần thiết

Cấy mẫu và ủ mẫu

2.3. Phương pháp xử lí số liệu. Hiệu quả xử lí(%) : Hiệu quả xử lí(%) :

Giá trị trung bình :

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

3.1.Tình hình sản xuất tôm giống ở Công ty Thủy sản ViNa và tỉnh Ninh Thuận 6 tháng đầu năm 2013 [4].

3.1.1. Tình hình sản xuất tôm giống ở tỉnh Ninh Thuận 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 3.1: Ước kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2013 [4].

Sản lượng % Thực hiện STT Đối tượng Quy mô (Đến 30/6) Đến 1/6 Ước đến 30/6 KH 2013 So sánh 2012 SL tôm giống 430 cơ sở 9,4 tỷ 70 127 1 Tôm sú 240 cơ sở 2,3 tỷ 2,4 tỷ 44 83 2 Tôm chân trắng 190 cơ sở 6,5 tỷ 7,0 tỷ 88 152 Tôm sú giống:

6 tháng đầu năm 2013, có khoảng 240 cơ sở hoạt động sản xuất giống tôm sú, ước trong 6 tháng đầu năm sản xuất được 2,4 tỷ con tôm sú giống, đạt 44 % kế hoạch năm và chỉ đạt 83 % so với cùng kỳ năm 2012; Giá bán giống tôm sú dao động 30 - 45 đ/ con.

Từ sau Tết nguyên đán là vào vụ nuôi tôm sú chính của các tỉnh miền Nam, nhưng do dịch bệnh vẫn còn xảy ra nên nhu cầu tôm giống thả nuôi không cao. Mặc khác, tình hình thời tiết thay đổi thất thường, môi trường nước biến động nên quá trình ương nuôi gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ sống của ấu trùng khá thấp, tỷ lệ tôm giống nhiễm bệnh cao. Theo kết quả xét nghiệm bệnh tôm của Chi cục, tỷ lệ nhiễm MBV 31%, HPV 0,7 %; IHHNV 16%.

Hiện chất lượng nguồn tôm sú bố mẹ được các doanh nghiệp rất quan tâm chú trọng. Tôm sú bố mẹ được nhập từ nhiều nguồn: Rạch Giá, sông Cầu hoặc từ nước ngoài. Theo thông tin phản ánh từ các cơ sở sản xuất, chất lượng tôm sú bố mẹ ngày càng suy giảm thể hiện qua một số kết quả sản xuất như: tôm bố mẹ chết nhiều trong

quá trình nuôi, sức sinh sản thấp, ấu trùng phát triển chậm, không đồng đều, kéo dài thời gian chuyển giai đoạn,…đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất giống.

Tôm chân trắng giống:

Hiện nay, toàn tỉnh có 190 cơ sở hoạt động sản xuất giống tôm chân trắng, ước sản lượng tôm giống sản xuất 6 tháng đầu năm đạt 7,0 tỷ con postlarvae và 2,5 tỷ Nauplius, đạt 88 % kế hoạch năm và đạt 152 % so với cùng kỳ năm 2012.

Do nắm được nhu cầu chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại các tỉnh miền Nam, dự báo nhu cầu tôm chân trắng giống sẽ tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị và nhập tôm bố mẹ. Các cơ sở sản xuất cùng lúc 2 đối tượng cũng dần chuyên sản xuất giống tôm thẻ

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)