Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm chân trắng

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 31 - 36)

Người ta chia vòng đời của tôm chân trắng ra 6 thời kì:  Thời kỳ phôi.

 Thời kỳ ấu trùng ( Nauplius, Zoae, Mysis, Postlarvae)  Thời kỳ ấu niên.

 Thời kỳ thiếu niên.  Thời kì sắp trưởng thành.  Thời kỳ trưởng thành.

 Thời kỳ phôi.

Hình 1.12: Thời kì phôi [15].

Thời kỳ phôi bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tùy thuộc vào nhiệt độ nước.

 Thời kỳ ấu trùng:

Ấu trùng Tôm chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, phát triển qua 3 giai đoạn ấu trùng chính là Nauplius (kéo dài 1,5 ngày), Zoea ( 5 ngày) , Mysis ( 3 ngày) và hậu ấu trùng Postlarvae.

 Giai đoạn Nauplius (N):

Hình 1.13: Giai đoạn Nauplius [15].

Ấu trùng N không cử động được trong khoảng 30 phút đầu, sau đó bắt đầu bơi và rất dễ lôi cuốn bởi ánh sáng. N trải qua 6 lần lột xác (N1 - N6), mỗi lần kéo dài khoảng 6 giờ. Trong thời kì này, ấu trùng N bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc, không định hướng và không liên tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ.

 Giai đoạn Zoea (Z):

\

Hình 1.14: Giai đoạn Zoea [15].

Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ (Z1 – Z3) thay đổi hẳn về hình thái so với N. Z thay vỏ 3 lần trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ. Ấu trùng Z bơi lội nhờ 2 đôi râu và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục có định hướng về phía trước, ấu trùng Z bắt đầu ăn thức ăn từ bên ngoài. Thức ăn chủ yếu là thực vật nổi với hình

thức chủ yếu là ăn lọc. Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn còn khả năng bắt mồi và ăn được các

động vật nổi có kích thước nhỏ đặc biệt vào cuối giai đoạn Z3. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z thường kéo dài khoảng 30 – 40h, trung bình 36h ở nhiệt độ 28-290C.  Giai đoạn Mysis (M):

Hình 1.15: Giai đoạn Mysis [15].

Giai đoạn này gồm có 3 giai đoạn phụ (M1 – M3), mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 14 -28 giờ, tất cả là 3 ngày sau đó chuyển sang Postlarvae, ấu trùng M sống trôi nối có đặc tính treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống nước. Ấu trùng M bơi lội

kiểu búng ngược, vận động chủ yếu nhờ 5 đôi chân bò. Ấu trùng M bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.

Tuy nhiên, chúng vẫn có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là ở giai đoạn phụ M1 và M2. Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống với giai đoạn Z.

 Giai đoạn Postlarvae (PL):

Hình 1.16: Giai đoạn Postlarvae [15].

Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của PL được tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi chúng bắt đầu chuyển sang sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9 – PL10.

Trong phân chia các giai đoạn ở vòng đời Tôm thẻ chân trắng từ khoảng PL5 trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên.

 Thời kỳ ấu niên:

Ở thời kỳ này, hệ thống mang của tôm đã hoàn chỉnh. Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân và bơi bằng chân bơi. Aten 2 và sắc tố than ngày càng phát triển. Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản xuất tức là PL5 – PL20.

 Thời kỳ thiếu niên:

Tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ chân, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất.

Hình 1.17: Thời kì thiếu niên [15]. - Thời kì sắp trưởng thành:

Hình 1.18: Thời kì sắp trưởng thành [15].

Tôm trưởng thành về mắt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, tôm đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu. Hiện tượng sinh trưởng không đồng đều giữa 2 giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong thời kỳ này.

 Thời kỳ trưởng thành:

Hình 1.19: Thời kì trưởng thành [15].

Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng sống ở vùng xa bờ, nơi có độ trong cao và độ mặn ổn định.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 31 - 36)