Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường và Vibrio trong sản xuất giống

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 51 - 53)

chân trắng của Công ty Thủy sản ViNa.

 Theo dõi, lấy mẫu và đo môi trường tại phòng kĩ thuật của công ty.  Ta thu được kết quả sự biến động về các yếu tố môi trường.

Bảng 3.7: Các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi. Trại Nhiệt độ (ºC) pH Độ kiềm (ppm) Độ mặn (‰) 3 27 – 28 8,1 – 8,2 140 – 160 29 – 30 5 27 – 29 8,1 – 8,2 140 − 160 28 – 30 14 27 – 28 8,2 – 8,3 144 −170 27 – 29

Sự biến động của các yếu tố môi trường tương đối ổn định, không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng tôm.

 Nhiệt độ.

Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm chân trắng. Nhiệt độ trong bể ương sẽ quyết định tỷ lệ sống của ấu trùng cao hay thấp, thời gian biến thái của ấu trùng nhanh hay chậm, nhiệt độ càng cao càng rút ngắn được thời gian biến thái của ấu trùng. Nhiệt độ nước thích hợp cho tôm phát triển nằm trong khoảng 28 – 320C [13].

Đây là đợt sản xuất vào mùa khô, thời tiết nóng, nhiệt độ cao nên rất dễ bùng phát dịch bệnh nếu không kiểm soát chặt chẽ. Do trại nằm trong nhà có mái che nên nhiệt độ tương đối ổn định, sự biến động trong ngày không đáng kể. Nhiệt độ vẫn nằm trong khoảng giá trị thích ứng của tôm từ 27− 290C. Để hạn chế sự phát triển của Vibrio thì nên duy trì nhiệt độ của nước ở mức thấp hơn 300C.

Yếu tố môi trường

 pH.

Giá trị pH của các trại tương đối ổn đinh, nằm trong khoảng giá trị thích ứng 7,5 – 8,5; biến động trong ngày <±1.

pH không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Vibrio nhưng pH quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của tôm. Khi pH nhỏ hơn 5 sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu tôm, làm cho mang tôm tiết ra nhiều chất nhầy…dẫn đến sức đề kháng của tôm bị giảm. pH lớn hơn 9 sẽ làm mang và các mô bị phá huỷ đồng thời làm tăng tính độc hại của NH3. Khi đó, các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh [13].

 Độ kiềm.

Độ kiềm của nước sẽ là tác nhân điều hòa hoặc ngăn chặn sự thay đổi của pH trong môi trường nước, hạn chế các chất độc có sẵn trong nước, tránh không tạo ra các biến đổi đột ngột của một số yếu tố môi trường gây bất lợi cho tôm. Trong ao nuôi tôm thì độ kiềm còn ảnh hưởng đến quá trình làm cứng vỏ khi tôm lột xác. Tôm chân trắng có tốc độ lớn nhanh, lột xác liên tục nên yêu cầu về độ kiềm lớn. Độ kiềm thích hợp cho tôm chân trắng phát triển nhất là 80 – 150 mg CaCO3/l [13].

Giá trị của độ kiềm 140 – 170ppm nằm trong khoảng cho phép, phù hợp với sự phát triển của ấu trùng tôm.

 Độ mặn.

Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống.Tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn môi trường thay đổi từ từ. Tôm chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 2− 40 ‰. Nhưng độ mặn thích hợp nhất cho nuôi tôm chân trắng là 15 – 25‰ [13].

Độ mặn cũng là một trong những yếu tố quyết định sự kìm hãm hoặc gia tăng mật độ vi khuẩn trong nước. Ví dụ như Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus là 2 trong những loài vi khuẩn gậy bệnh có khả năng sống ở độ mặn cao hơn 30‰ nhưng phát triển tối ưu ở 30‰ [6].

Qua đợt theo dõi, ta thấy sự biến động của độ mặn nằm trong khoảng 28 - 29‰ thích ứng với sự phát triển của ấu trùng tôm. Ở cuối giai đoạn ấu trùng Post, người ta sẽ điều chỉnh độ mặn tùy theo yêu cầu của người mua, giá trị dao động từ 28 - 30‰.

Để hạn chế sự phát triển của Vibrio, môi trường nước ương nuôi cần phải có độ mặn thấp hơn 30‰.

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình xử lý nước và sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu vi khuẩn Vibrio trong sản xuất giống tôm chân trắng ở Công ty Thủy sản VINA - Ninh Thuận (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)