CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG DIỂM MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết ôn tập Địa lí 10 THPT (Trang 39 - 41)

MIỀN TRUNG

- Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng , Quy Nhơn, Nha Trang - Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Gồm 5 tỉnh ( Átlát)

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên phát triển.

B. CÂU HỎI VÀ GIỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1. Trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Gợi ý:

a) Thuận lợi:

* Về vị trí điạ lý: Với hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận; Duyên hải Nam Trung bộ là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây nguyên và Đông Nam Bộ đồng thời kết hợp kinh tế và quốc phòng giữa đất liền với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên biển Đông

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đều có núi, gò đồi ở phiá tây, dãy đồng bằng hẹp ở phía đông ; các đồng bằng ven biển sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đất rừng chăn nuôi, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc.Vùng nước lợ, nước mặn ven biển thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản.

-Rừng của Duyên hải Nam Trung bộ còn khá phong phú, độ che phủ rừng của vùng còn 39 %; cung cấp gỗ rừng, một số đặc sản quý hiếm: quế, trầm hương, kì nam...

- Khoáng sản: cát thuỷ tinh, Titan, vàng * Kinh tế xã hội:

- Là vùng có nhiều di tích văn hoá lịch sử được UNESCO công nhận: phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam )

- Là vùng có quốc lộ IA, có đường sắt Bắc Nam chạy qua, có hệ thống cảng biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế

b) Khó khăn:

- Vùng thường chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ, hạn hán… - Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng

Câu 2. Duyên hải Nam Trung bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào (trang 99)?

- Việc khai thác các tiềm năng kinh tế biền ở Duyên hải Nam Trung Bộ được thể hiện ở các ngành kinh tế biển của vùng

- Ngư nghiệp là thế mạnh cuả vùng, chiếm 27,4 % giá trị thủy sản khai thác của cả nước (2002). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực tôm, cá đông lạnh

- Nghề làm muối phát triển, chế biến thủy sản khá phát triển: muối Cà Ná, Sa Huỳnh; nước mắm Nha Trang, Phan Thiết

- Khai thác cát thuỷ tinh, Titan ...

- Du lịch biển phát triển với các bãi tắm nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né…

- Cảng biển phát triển như Đà Nẵng, Dung Quất

Câu 3: Các thế mạnh kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là gì?

Gợi ý:

- Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng bao gồm đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến hải sản làm muối.

- Chăn nuôi bò ở vùng núi phía tây, dựa vào diện tích đồng cỏ tự nhiên.

- Du lịch cũng là thế mạnh nhờ có các bãi biển nổi tiếng như Non Nước, Nha Trang, Mũi Né .v..v.

- Hai quần thể di sản văn hoá thế giới: Phố Cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, là những nơi du lịch nổi tiếng

Câu 4: Tại sao việc trồng và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?:

Gợi ý:

- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vì:.

- Độ che phủ rừng khá thấp khoảng 39%.

- Là vùng có khí hậu khô hạn đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ. - Địa hình nhiều gò, đồi ở phía tây , ven biển có nhiều cồn cát rất lớn. -Ven biển miền Trung các cồn cát thường di chuyển dưới tác động của gió. - Nhiều thiên tai: hạn hán, bão lụt, nhiễm mặn, cát biển lấn đất.

- Môi trường có nguy cơ hoang mạc hoá cao.

- Do đó việc trồng và bão vệ rừng sẽ giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bão vệ môi trường sinh thái.

- Trồng rừng đem lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.

Câu 5. Dựa vào Át Lát địa lí Việt Nam hãy kể tên các huyện đảo của vùng?

Gợi ý:

Có các huyện đảo: Lý Sơn – Quảng Ngãi; Hoàng Sa - Đà Nẵng; Trường Sa - Khánh Hòa; Phú Quý - Bình Thuận...

PHẦN ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG HÀ TĨNH

- Yêu cầu học sinh nắm được vị trí địa lý , phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

- Vị trí địa lý : Hà tĩnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ……

- Có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội vì nằm trên tuyến đường giao thông từ Bắc vào nam và hành lang Đông -Tây với nước bạn Lào . Diện tích và dân số thuộc loại trung bình của cả nước

- Sự phân chia hành chính: 12-8 -1991 Hà Tĩnh được tái lập, hiện nay toàn tỉnh có một thành phố, 2 thị xã , và 10 huyện.

1. Địa hình :

Địa hình đa dạng và phức tạp có đầy đủ các loại địa hình như vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và địa hình ven biển.

Địa hình hẹp ngang và dốc nghiêng từ Tây sang đông . Đồi núi chiếm 80% diện tích, có nhiều núi cao thuộc dãy Trường Sơn, dãy núi Hồng Lĩnh và dãy Hoành Sơn…..

Vùng đồi trung du xen các đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các núi đồi lan ra sát biển.

2. Khí hậu:

Hà Tĩnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa của Bắc Trung Bộ có mùa hạ nắng nóng có gió Lào thổi, nhiệt độ có nơi lên đến 40oC. Mùa đông lạnh vì chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tràn xuống từng đợt, khí hậu biến động mạnh theo mùa . Hàng năm thường bị các cơn bão nhiệt đới tàn phá, thời tiết diễn biến thất thường phức tạp gây trở ngại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Nhiệt độ trung bình năm 23,8oc, lượng mưa lớn trên 2500mm/năm. Nhìn chung khí hậu Hà Tĩnh có nhiều khó khăn hơn thuận lợi.

3. Sông hồ:

Khá dày đặc nhưng nhỏ ngắn và dốc, giá trị kinh tế thấp .

Hà Tĩnh có nhiều hồ có giá trị thủy lợi to lớn như: hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ sông Trí, hồ Thượng Tuy, hồ Kim Sơn….

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết ôn tập Địa lí 10 THPT (Trang 39 - 41)