TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết ôn tập Địa lí 10 THPT (Trang 36 - 39)

1. Nông nghiệp.

- Sản xuất lương thực của vùng nhìn chung còn kém phát triển, nhưng đang được tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất.

- Vùng có thế mạnh chăn nuôi trâu bò, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển nghề rừng

3. Công nghiệp.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng nhanh.

- Khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng là thế mạnh của vùng dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Huế, Vinh, Thanh Hóa là những trung tâm công nghiệp của vùng.

3. Dịch vụ.

-Hoạt động giao thông vận tải khá phát triển và có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nước.

- Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

C. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1. Trình bày và nêu ý nghĩa vị trí điạ lý của vùng Bắc Trung Bộ

Gợi ý:

- Bắc Trung Bộ là dãy đất hẹp ngang kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.. Phía tây là dãy núi Trường Sơn bắc giáp với Lào, phía đông là biển Đông - Lãnh thổ kéo dài làm cho thiên nhiên của vùng có sự phân hóa từ bắc xuống nam - Phía đông giáp biển giàu tiềm năng cho sự phát triển cảng biển, đánh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Được coi là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, - Cửa ngỏ thông ra biển Đông của các nước Lào, Thái Lan, Myanma.

Câu 2. Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

Gợi ý:

a) Thuận lợi:

* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước.

Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển.

Tài nguyên thiên nhiên

- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...

- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao.

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...

b) Khó khăn:

- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió Lào.

- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp

Câu 3: Tại sao việc trồng và bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ?:

Gợi ý:

- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở Bắc Trung Bộ vì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa hình nhiều gò, đồi ở phía tây , ven biển có nhiều cồn cát rất lớn. -Ven biển miền Trung các cồn cát thường di chuyển dưới tác động của gió - Nhiều thiên tai: hạn hán, bão lụt, nhiễm mặn, cát biển lấn đất.

- Do đó việc trồng và bão vệ rừng sẽ giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bão vệ môi trường sinh thái

- Trồng rưng đem lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.

Câu 4: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Gợi ý:

- Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển kinh tế vì có đủ loại hình dịch vụ du lịch: + Du lịch sinh thái: Phong Nha, Kẻ Bàng.

+ Nơi nghỉ dưỡng: có nhiều bãi tắm nổi tiếng từ Sầm Sơn đến Lăng Cô. + Du lịch văn hóa lịch sử: Làng Sen Nghệ An, cố đô Huế

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂMI. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

+ Diện tích:

+ Các tỉnh , thành phố : (Atlat) + Tiếp giáp: (Atlat)

+ Với hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận; Duyên hải; Nam Trung bộ là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây nguyên và Đông Nam Bộ đồng thời

kết hợp kinh tế và quốc phòng giữa đất liền với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên biển Đông.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

a. Thuận lợi:

+ Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dãy đồng bằng hẹp ở phía đông.

+ Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh...

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Các tỉnh cực nam trung bộ mưa ít, thời gian khô hạn kéo dài.

+ Tài nguyên đất đồng bằng ven biển sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đất rừng chăn nuôi, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc.

+ Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng ,nước lợ, nước mặn ven biển thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ .

+ Rừng của Duyên hải Nam Trung bộ còn khá phong phú, độ che phủ rừng của vùng còn 39 %; cung cấp gỗ rừng, một số đặc sản quý hiếm: quế, trầm hương, kì nam...

+ Khoáng sản: cát thuỷ tinh, Titan, vàng

b. Khó khăn:

- Vùng thường chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ, hạn hán… - Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng.

3. Kinh tế xã hội:

+ Hoạt động kinh tế xã hội và đời sống có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng phía đông.

+ Là vùng có nhiều di tích văn hoá lịch sử được UNESCO công nhận: phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam)

+ Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.

III . TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngư nghiệp và chăn nuôi bò là thế mạnh của vùng

+ Sản xuất lương thực kém phát triển, bình quân lương /người thấp + Nghề làm nuối và chế biển hải sản phát triển mạnh

2. Công nghiệp.

+ Sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp cả nước

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh.

+ Các ngành công nghiệp chính: Chế biến lâm sản, cơ khí, khai thác khoáng sản...

3. Dịch vụ

- Hoạt động giao thông vận tải phát triển khá mạnh đặc biệt là giao thông vận tải biển.

- Ngành du lịch là thế mạnh đặc biệt của vùng, có nhiều di sản, cảnh đẹp nổi tiếng...

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết ôn tập Địa lí 10 THPT (Trang 36 - 39)