Thành phố Hạ Long, Việt Trì, Lạng Sơn ..là những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng.
a. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về thiên nhiên giữa 2 tiểu vùng Đông Bắc Và Tây Bắc.
Gợi ý:
+ Giống nhau: Điều kiện tự nhiên cả 2 vùng đều chụi sự chi phối sâu sắc bởi độ cao và hướng địa hình.
+ khác nhau:
- Vùng Đông Bắc giáp biển, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, núi có hướng cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
- Vùng Tây bắc có núi và cao nguyên cao. Hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam, địa hình bị chia cắt mạnh,. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông ít lạnh hơn.
Câu 2. Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên cuả vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (trang 65).
Gợi ý:
- Tài nguyên khoáng sản rất phong phú: than, sắt, thiếc Bôxít, Apatit... - Tài nguyên nước: Trong vùng có nhiều sông lớn có giá trị về mặt thủy điện như thủy điện Hoà Bình, Sơn La (sông Đà), Thác Bà (sông Chảy)
- Tài nguyên đất: thích hợp trồng các loại cây công nghiệp (nổi tiếng nhất nước là chè) đồng cỏ chăn nuôi
- Tài nguyên khí hậu: Vùng có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, thuận lợi trồng cây cận nhiệt và ôn đới
- Các cảnh quan đẹp: thế mạnh du lich như Sa Pa, Hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long. -Tài nguyên biển: vùng biển kín, nhiều đảo phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Câu 3. So sánh sự khác biệt thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc
Gợi ý:
- Tây Bắc: có thế mạnh về thủy điện (Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà) chăn nuôi gia súc lớn ( CN Sơn La, Mộc Châu..), trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm
- Đông Bắc: Khai thác khoáng sản( than, kinh loại..), Phát triển nhiệt điện, trồng cây công nghiệp lâu năm, dược liệu..
Câu 4. Vì sao phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên thiên cuả vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (SGK trang 65)
Gợi ý:
- Khai thác các tài nguyên khoáng sản, đất, rừng ồ ạt không có kế hoạch sẽ dẫn đến khoáng sản rừng bị cạn kiệt, đất bạc màu, diện tích đất trống, đồi trọc tăng cao, kéo theo tình trạng xói mòn đất gây lũ quét...
- Phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cảnh quan tự nhiên do khí hậu và nguồn nước sinh hoạt.. .
Vì vậy để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống các dân tộc một cách bền vững cần phải:
- Khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên phải có kế hoạch lâu dài và tiết kiệm, không khai thác bừa bãi, tràn lan
- Phải có kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên như xử lí nước thải, khí thải công nghiệp, bảo vệ rừng sẵn có và trồng rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc ...
Câu 5. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ( SGK trang
69). Gợi ý:
- Phần lớn khoáng sản tập trung ở vùng Đông Bắc như: than ở Quảng Ninh, sắt, đồng ở Thái Nguyên, Apatit ở Lào Cai.
- Ở Tây Bắc có thế mạnh về thuỷ điện vì có sông Đà với trữ năng thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La...
Câu 6. Nêu ý nghiã của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc bộ (trang 69)
Gợi ý:
- Đây là vùng có điạ hình dốc, đời sống nhân dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc bộ đang góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn đất, hạn chế tốc độ chảy của dòng nước, điều tiết nước cho các hồ thủy điện, cung cấp nước tưới, cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, tận dụng lao động tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc...
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
- Diện tích
- ĐB sông Hồng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ, có vùng biển rộng.
- Vị trí điạ lý dễ dàng trong giao lưu KT-XH với các vùng trong nước. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
+Điều kiện tự nhiên
- Địa hình bằng phẳng, có hệ thống đê ngăn lũ. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
* Tài nguyên thiên nhiên
+ Đất phù sa tốt, điều kiện thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ, trồng cây ôn đới, cận nhiệt đới...
+ Tài nguyên khoáng sản có giá trị là các mỏ đá xây dựng trữ lượng lớn, sét cao lanh thuận lợi phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Vùng biển phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản, du lịch.
III.DÂN CƯ – XÃ HỘI
- Là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước ta - Có nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hóa.
IV.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.Công nghiệp
+ Giá trị sản xuất công nghiệp và tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng tăng nhanh.
+ Các ngành công nghiệp chính: Chế biến LTTP, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Hà Nội, Hải Phòng là những trung tâm công nghiệp lớn của vùng.
2. Nông nghiêp.
+ Diện tích và sản lượng lúa đứng sau vùng ĐBSCL, nhưng năng suất lúa cao nhất cả nước.
+ Sản xuất vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính. + Chăn nuôi lợn là thế mạnh của vùng.
3.Dịch vụ:
+ Hoạt động dịch vụ rất đa dạng và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của vùng,
- Là đầu mối giao thông vận tải qua trọng của cả nước: Đường bộ, đường hàng không, đường biển...
- Du lịch có tiềm năng lớn để phát triển.
CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN BẮC BẮC