- Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng. Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mê Kông.
Hiện nay thành phố Cần Thơ là thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương, với số dân hơn 1,2 triệu người (năm 2009)
B. Một số câu hỏi tham khảo
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, hãy:
a.Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long lại trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta?
b. Tìm dẫn chứng để chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.
Gợi ý:
a. Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực,
thực phẩm lớn nhất nước ta vì có những tiềm năng to lớn:
* Về tự nhiên
- Đất phù sa ngọt màu mỡ có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng), phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đây là loại đất cho năng suất lúa cao.
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo (trình bày rõ)
- Hệ thống sông ngòi dày đặc với hàng nghìn cây số kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông khiến cho giao thông trở nên dễ dàng và là cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Ở đây còn có 25 cửa sông cùng vùng bãi biển triều rộng khoảng 48 vạn ha, trong đó có gần 30 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. - Trữ lượng cá biển chiếm tới ½ trữ lượng của cả nước.
* Về kinh tế - xã hội:
- Dân số đông, năm 2006 là 17,4 triệu người, mật độ trung bình 435 người/km2 . Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn (gần TP. Hồ Chí
Minh).
- Tập quán và truyền thống sản xuất chủ yếu là gieo trồng lúa, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bản chất người lao động là cần cù, thẳng thắn, thật thà, năng động, nhạy bén với sản xuất hàng hóa.
- Có thị trường rộng lớn (trong nước, thế giới). - Cơ sở vật chất kỉ thuật, cơ sở hạ tầng:
+ Các tuyến giao thông đường bộ bước đầu được đầu tư, nâng cấp, bên cạnh mạng lưới giao thông đường sông rất phát triển
+ Các công trình thủy lợi đã và đang được chú trọng đầu tư. + Công nghiệp xay xát, chế biến lương thực phát triển mạnh.
+ Có viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đã cho ra đời các giống lúa cho năng suất cao.
- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước với các chính sách khuyến nông, khuyến ngư,…
2. Thực tế trong thời gian qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã sản xuất ra một khối lượng lương thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước
- Là vùng trọng điểm lúa số 1 với diện tích, sản lượng lớn nhất cả nước. - Tỉ lệ diện tich trồng lúa chiếm trên 90% so với diện tích cây lương thực. - Là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất so với các vùng khác.
- Có nhiều tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa trên 1 triệu tấn: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang)
* Về thực phẩm
- Là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta, đặc biệt là thủy sản nước ngọt. - Giá trị sản xuất của ngành thủy sản chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông, lâm, thủy sản (có những tỉnh đạt trên 50%)
- Sản lượng thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất nước.
- Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng lớn là Kiên Giang (399 nghìn tấn), An Giang (315 nghìn tấn), Cà Mau (287 nghìn tấn).
- Các sản phẩm của ngành chăn nuôi cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn thực phẩm của vùng. Đáng chú ý là lợn và gia cầm. Đây là vùng có đàn vịt đông nhất nước ta.
Câu 2: Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành thủy
sản phát triển lớn nhất nước ta?
Gợi ý:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do:
- Có vùng biển rộng, nước biển ấm, thềm lục địa nông.
- Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn. Trữ lượng cá biển chiếm ½ cả nước.
- Có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang, gần ngư trường Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật biển, đặc biệt hầu như không có bão nên tàu thuyền đánh cá có thể hoạt động suốt cả năm.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi thủy sản.
- Dân cư có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản. - Có sự hố trợ của công nghiệp chế biến.
- Chính sách khuyến khích phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tiêu thụ lớn (trong nước và quốc tế), nhất là các thị trường tiềm năng như Hoa Kì, EU,…
Câu 3: Dựa vào trang 11 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a.Nêu đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. b. Tại sao ở đây lại có nhiều phèn, đất mặn như vậy?
Gợi ý:
a. Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp.
+ Đất phù sa ngọt, màu mỡ có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng), phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn có diện tích đất lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích tự nhiên của đồng bằng). Nhóm đất này phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
+ Đất mặn có diện tích 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng), phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Ngoài ra còn có một vài loại đất khác, nhưng diện tích không đáng kể. Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc biên giới Cam-pu-chia; đất feralit chủ yếu trên đảo Phú Quốc; đất cát vùng của sông, ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang.
b. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do: - Có 3 mặt giáp biển (phía Đông, Tây, Nam).
- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất.
- Thủy triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn.
Câu 4: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long có
những vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế -xã hội vủa vùng?
Gợi ý:
- Mang lại phù sa màu mỡ, bồi đắp đồng bằng châu thổ.
- Tạo điều kiện phát triển mạng lưới giao thông vận tải đường sông.
- Thoát lũ đồng bằng, dẫn nước tưới trong mùa khô, cải tạo đất phèn, đất mặn. - Khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiêp, sinh hoạt,…
Câu 5: Vì sao “sống chung với lũ” là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở
Đồng bằng sông Cửu Long.
Gợi ý:
- Sông dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, có Biển Hồ (hồ Tông lê Sap) ở Cam-pu-chia điều tiết nước nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài.
- Do địa hình thấp, bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều, sông ngòi, kênh rạch nên ở Đồng bằng sông Cửu Long không thể đắp đê ngăn lũ.
- Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mưa lũ. Bên cạnh đó mưa lũ còn mang lại nhiều lợi ích như tôm, cá, phù sa, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất.
PHẦN III: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔVÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM