Trung hòa rủi ro

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Quản trị rủi ro (Trang 86 - 89)

Chương VI Kỹ thuật tài trợ rủi ro

6.2.5. Trung hòa rủi ro

Thuật ngữ riêng hedging hay trung hòa mô tả hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ từ một khả năng thua. Hedging hay trung hòa một rủi ro sử dụng việc đánh các có các kết quả ngược với kết quả của rủi ro. Theo nghĩa này, một hợp đồng bảo hiểm sẽ được coi là một hedging đối với tổn thất sẽ xảy ra, nhưng sử dụng thuật ngữ này sẽ có thể bị hiểu sai. Một thí dụ khác của trung hòa rủi ro là một cá nhân có thể cược các sự kiện thể thao sao cho không thể sao cho không thể bị rủi ro bằng cách bắt cả hai bên.

Trong kinh doanh, hình thức hedging thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá nguyên vật liệu hay tỉ giá hối đoái thay đổi. Một doanh nghiệp có hợp đồng bán sản phẩm với giá cố định bằng ngoại tệ, sẽ xuất hiện rủi ro khi tỷ giá

thay đổi. Các hợp đồng tương lai cho phép ngăn chặn những rủi ro này. Một hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán cho một khoản ngoại tệ cố định tại một thời điểm trong tương lai, thí dụ 6 tháng. Hợp đồng được mua bán trên thị trường tương lai tại mức giá phụ thuộc vào sự đánh giá của thương nhân về tỷ giá hối đoái trong tương lai giữa đồng bản tệ và những đồng tiền khác.

Thí dụ, một nhà sản xuất máy móc nông nghiệp có thể đồng ý cung cấp 1000 chiếc máy cày cho một nhà phân phối Pháp trong 6 tháng với giá 165 000 francs Pháp/máy cày. Nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng dollar Mỹ và fránc Pháp là 5,5 francs Pháp = 1$ Mỹ, như vậy giá bán được chuyển sang đồng dollar Mỹ là 30000$. Tổng giá trị của giao dịch này là 30 tr$ Mỹ hay 165tr. F Pháp. Nếu chi phí sản xuất và vận chuyển là 28 000$/chiếc máy cày, ngươid sản xuất hi vọng sẽ thu được một khoản lợ nhuận là 2000$/máy cày. Như vậy, lợi nhuận thực tế của nhà sản xuất trong giao dịch bán hàng phụ thuộc vào tỷ giá giữa đồng francs Pháp và đồng dollar Mỹ tại thời điểm giao dịch được thực hiện, tức là sau 6 tháng kể từ khi ký hợp đồng. Nếu giá trị thực tế của đồng francs tăng lên so với đồng dollar Mỹ, lợi nhuận của nhà sản xuất tính theo giá dollar sẽ tăng lên. Nếu giá trị đồng francs Pháp thực tế giảm so với đồng dollar, lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm đi.

Một phương pháp giúp cho nhà sản xuất có thể ngăn chặn được rủi ro tỷ giá hối đoái thay đổi là bán 165 tr F Pháp tại tỷ giá 5,5F = 1$ Mỹ. Hành động ngăn chặn như vậy có thể được gọi là chặn khống ( short hedging ) hay bán khống (short sale), vì nhà sản xuất thực tế không sở hữu số francs được đem bán. Thay vì thế, nhà sản xuất có thể vay tiền francs từ một nhà buôn bán ngoại tệ, hứa hoàn trả khoản nợ này khi bán được số máy cày trên. Khoản tiền franc vay này được bán ngay trên thị trường ngoại tệ với giá 30 tr.$, khóa chặn lợi nhuận thực tế của nhà sản xuất trong giao dịch.

Mặc dù phương pháp hedging thông qua mua bán khống có thể trung hòa rủi ro hối đoái, trong thực tế, phương pháp trung hòa thường sử dụng hợp đồng tương lai. Trong thị trường tiền tệ, hợp đồng tương lai là sự hứa hẹn sẽ giao một lượng tiền

xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Các hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường có tổ chức vì vậy các hợp đồng tương lai có thể được bán vào bất cứ thời điểm nào trước khi hết hạn. Co hội mua bán trên thị trường tương lai cho phép chủ hợp đồng tương lai có thể được bán trên thị trường tương lai cho phép chủ hợp đồng không bị bắnt buộc phải thực sự cung cấp lượng tiền mua bán. Thay vì vậy, hợp đồng được bán tại thời điểm giao dịch cần được trung hòa rủi ro xảy ra.

Xét tiếp thí dụ trên, nhà sản xuất vẫn được người mua máy cày hứa trả 165 tr.francs sau 6 tháng. Nếu nhà sản xuất không muốn gánh chịu rủi ro hối đoái từ khỏan tiền hứa trả sau 6 tháng kia, họ có thể ngăn chặn rủi ro bằng cách bán một hợp đồng tương lai theo đó nhà sản xuất phải giao 165 tr. francs sau 6 tháng. Lúc nhận được tiền thanh toán của lô máy cày, nhà sản xuất mua lại hợp đồng tương lai. Lời hay lỗ trong việc bán máy cày do sự thay đổi tỷ giá hối đoái được bù đắp bởi lỗ hay lời tương ứng trong hợp đồng tương lai.

Sử dụng hợp đồng tương lai không gây phiền phức đối với lượng ngọai tệ giao dịch lớn. Rất dễ nhận thấy các hợp đồng tương lai ngăn ngừa rủi ro cho các nhà sản xuất đối với rủi ro hối đoái như thế nào. Nếu giá trị của hợp đồng francs Pháp giảm tới 6,0 francs = 1$ Mỹ, như vậy lợi nhuận bán máy cày của nhà sản xuất sẽ giảm đi. Có nghĩa là 165000 francs/máy cày, tính theo giá dollar Mỹ là 27500$ ít hơn 500$ so với chi phí sản xuất là 28000$. Tuy nhiên, tổn thất từ bán máy cày được bù đắp bằng lợi nhuận của hợp đồng tương lai. Khi giá trị của hợp đồng francs giảm tới 6.0 francs = 1$ Mỹ, giá trị bằng dollar của hợp đồng tương lai cũng giảm. Nhà sản xuất đang giữ vị trí bán khống ( bán một hợp đồng tương lai ), nên sự giảm giá của hợp đồng tương lai trả sau có nghĩa là hợp đồng có thể được mua lại với giá thấp hơn so với lúc bán. Kết quả, lợi nhuận thu được từ hợp đồng tương lai sẽ bù đắp phần tổn thất từ bán máy cày. Tương tự, lợi nhuận có được từ chuyển đổi đồng francs theo tỷ giá 5.0 francs = 1$ Mỹ sẽ làm tăng lợi nhuận bán máy cày, nhưng nó sẽ bù đắp phần tổn thất của hợp đồng trả sau.

Theo như khái niệm, trung hòa là một cơ chế tài trợ rủi ro dựa trên xở sở nắm giữ một tài sản có tương quan nghịch với tài sản đang nắm giữ. Nói chung phương

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Quản trị rủi ro (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w