Chương trình quản trị rủi ro b1 Xác định sứ mạng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Quản trị rủi ro (Trang 25 - 28)

b1. Xác định sứ mạng

Sắp xếp thứ tự những chỉ tiêu và những mục tiêu quản trị rủi ro cùng với sứ mạng của tổ chức là nhiệm vụ cơ bản của quản trị rủi ro. Việc thiết lập những mục tiêu và chỉ tiêu về quản trị rủi ro có một tầm quan trọng hàng đầu, bởi vì chúng là nền rảng cho tất cả những hoạt động quản trị rủi ro. Những chỉ tiêu và những mục tiêu này là những tiêu chuẩn đo lường sự thành công hay thất bại của chương trình, và cũng quyết định triết lý nền tảng cho những hoạt động của quản trị rủi ro.

b2. Đánh giá rủi ro và bất định

Đánh giá rủi ro và bất định bao gồm ba hoạt động có liên quan với nhau. Trước hết, phải nhận ra những rủi ro và bất định ảnh hưởng đến tổ chức. Việc nhận ra những rủi ro thường đi với việc nhận ra mối hiểm họa và những nguy cơ. Những mối hiểm họa (hay còn gọi là "những nhân tố rủi ro" trong trường hợp những rủi ro suy đoán) là những hoạt động hay những điều kiện tạo nên hay làm gia tăng khả năng hoặc tổn thất hoặc lợi ích. Một bộ phận của một bộ máy được bảo trì sai là một ví dụ về một mối hiểm họa. Một nguy cơ mất mát hay một cơ hội có lợi sẽ là đồ vật, con người, hay tình huống bị ảnh hưởng bởi tổn thất hay lợi ích.

Biết được sự tồn tại của những mối hiểm họa, nhân tố rủi ro, và nguy cơ tổn thất hay những cơ hội có may mắn thì chưa đủ. Nhà quản trị rủi ro phải hiểu được bản chất của chúng, chúng xuất hiện như thế nào, và chúng tác động qua lại với nhau như thế nào để dẫn đến một tổn thất hay may mắn. Những cảm nhận về rủi ro, cũng như bất trắc, cũng được phân tích vì chúng có một tầm quan trọng to lớn. Ví dụ, tổ chức có thể hiểu rõ những hiểm họa khi tiếp xúc với nguyên liệu nguy hiểm. Nếu nhận thức rủi ro của những người công nhân là quá khác biệt, thì việc đánh giá rủi ro có thể trở nên một thực tế quản lý đối với tổ chức.

Việc phân tích có liên quan đến hoạt động đánh giá cuối cùng, đó là đo lường rủi ro. Việc đo lường rủi ro đánh giá khả năng và giá trị tổn thất hay may mắn theo tần số và mức tổn thất. Quá trình đo lường có thể mang hình thức đánh giá chất lượng- tổn thất này rất có thể xảy ra-theo một hình thức đánh giá số lượng.

b3. Kiểm soát rủi ro

Là những hoạt động tập trung vào việc né tránh, ngăn chặn giảm bớt hay nếu không thì cũng là kiểm soát rủi ro và tính bất định. Những hoạt động kiểm soát rủi ro có thể mang những hình thức đơn giản, chẳng hạn chắc chắn rằng nhà bếp có những bình chữa cháy vẫn còn hoạt động tốt. Hay cũng có thể phức tạp như việc phát triển một chương trình đề phòng thảm họa bất ngờ cho trường hợp khẩn cấp ở một nhà máy năng lượng hạt nhân.

b4. Tài trợ rủi ro

Những hoạt động tài trợ rủi ro cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy ra, gây quỹ cho những chương trình khác để giảm bớt bất trắc và rủi ro, hay để gia tăng những kết quả tích cực. Thường một vài tổn thất vẫn xảy ra mặc dù có những nỗ lực kiểm soát chúng. Việc tài trợ cho những tổn thất này có thể bao gồm những biện pháp chẳng hạn như: mua bảo hiểm, thiết lập một chi nhánh bảo hiểm bắt buộc, hay sử dụng những thư tín dụng. Việc lập quỹ cho một chương trình an toàn trên đường cao tốc thông qua cước phí dành cho những mục đích đặc biệt sẽ là một minh họa ít rõ ràng nhưng lại có giá trị pháp lý của tài trợ rủi ro.

b5. Quản lý chương trình

Yếu tố này thiết lập nên những thủ tục mà những hoạt động hàng ngày của chức năng quản trị rủi ro phải tuân theo. Ví dụ: những thủ tục mua bảo hiểm hay việc ấn định cấu trúc của quá trình đánh giá và xem lại chương trình đều nằm trong quản lý chương trình. Một ví dụ khác là những thủ tục dùng cho việc thông tin những nỗ lực và kết quả của chương trình đến với những khán giả mục tiêu hay dự kiến. Những kiến thức phức tạp về bảo hiểm hay kỹ thuật tài trợ rủi ro chỉ có tác dụng hạn chế đới với một nhà quản trị rủi ro chỉ có những kĩ năng quản trị và truyền đạt

yếu kém. Cũng vậy, việc quản lý chương trình được xác định phạm vi của tổ chức và nguồn lực của nó. Công tác này đòi hỏi một kiến thức vững chắc về cách tổ chức đó hoạt động, những chỉ tiêu và mục tiêu của nó, lịch sử của nó và con người của nó.

Câu hỏi ôn tập:

1. Mô tả những hoạt động chung về quản trị rủi ro được thực hành ngày nay?

2. Hiện nay chúng ta biết gì về những khác biệt giữa các họat động quản trị rủi ro ở khu vực tư nhân và khu vực công?

3. Mô hình quản trị chiến lược, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro của quản trị là gì? Ba chức năng quản trị này liên quan với nhau như thế nào?

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Quản trị rủi ro (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w