Kế hoạch quản lý và phát triển vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt chi nhánh tại Hà Nội (Trang 48 - 51)

II Tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác 208.236 7.233 18

2.4.4 Kế hoạch quản lý và phát triển vốn của Ngân hàng

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng liên tục tăng, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt, ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh tại Hà Nôi bị đặt vào sức ép vô cùng nặng nề.Với nguồn vốn chủ sở hữu không phải lớn, quy mô hoạt động tuy đa dạng nhưng còn hạn chế khiến cho chi nhánh không dành được nhiều lợi thế trong huy động vốn. Đặc biệt khi mà tình hình thị trường tài chính trong và ngoài nước đang chao đảo, nhiều ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng trầm lắng, án binh bất động.

Đứng trước thời kì khó khăn, buộc Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt nói chung và chi nhánh của ngân hàng tại Hà Nội nói riêng phải xây dựng những chiến lược phát triển mới, những kế sách ứng phó kịp thời nhằm nâng cao mức vốn hợp lý.Ngân hàng lập các kế hoạch dài hạn cho việc quản lý và phát triển vốn.

Các ngân hàng gắn những kế hoạch về vốn với danh mục dịch vụ ngân hàng sẽ cung cấp trong tương lai. Hội đồng quản trị phải xác định được ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ mới đối với vấn đề rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro biến động thu nhập, rủi ro phá sản. Có những

dịch vụ mới sẽ góp phần làm giảm rủi ro, làm giảm yêu cầu về vốn trong khi đó một số khác lại góp phần làm giảm rủi ro dẫn đến nâng cao mức vốn yêu cầu.Chất lượng công tác quản lý ngân hàng là yếu tố quan trọng việc quyết định xem ngân hàng có thực sự hạn chế được rủi ro thông qua việc cung ứng các dịch vụ mới không. Kế hoạch được lập theo 4 bước:

Bước 1: Lập các báo cáo tài chính giả định, phân tích mức độ nhạy cảm đối với những kết quả có thể xảy ra và phát triển những dự đoán bước đầu về nhu cầu vốn với giả định các chính sách của ngân hàng không thay đổi. Quan trọng là hội đồng quản trị phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho những điều có thể xảy ra trong tương lai.

Bước 2: Căn cứ vào mục tiêu hoạt đụng, cỏc dịch vụ dự định cung ứng, mức rủi ro có thể hcấp nhận và các quy định của nhà nước, ngân hàng xác định quy mô vốn hợp lý

Hội đồng quản trị cần thấy rằng ngân hàng phải đối mặt với hai đòi hỏi về vốn, một được đưa ra theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà, hai là yêu cầu cảu các nhà đầu tư trên thị trường về mức độ an toàn của ngân hàng. Vốn chủ sở hữ quá lớn làm giảm hiệu quả của đòn bẩy tài chính, làm giảm quy mô của việc sử dụng cá khoản vốn vay và do đó làm giảm thu nhập tiềm năng.Giá trị của ngân hàng khi đó cũng có xu hướng giảm và ngwoif gửi tiền cũng như các chủ nợ khác sẽ yêu cầu mức lãi cao hơn cho những khoản vốn của họ.

Bước 3: Xác định lượng vốn có thể được tạo ra từ việc không chi lợi nhuận

Hội đồng quản trị phải xác định một tỷ lệ lợi nhuận được dùng để chi trả cổ tức cho cổ dông và phần lợi nhuận không chi để phục vụ cho việc tăng trưởng trong thu nhập đẻ có thể thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ nguồn nội bộ

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhất với những nhu cầu và mục tiêu của ngân hàng.

Để lựa chọn được nguồn vốn tốt nhất, ngân hàng cần phải giải quyết một số vấn đề sau: Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường nếu ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu hay các chứng khoán nợ. Quyền và lợi ích của các cổ đông sẽ thay đổi như thế nào và mức độ chắc chắn của Hội đồng quản trị trong việc dự đoán luồng thu nhập trong tương lai. Các ngân hàng ngày nay có một số cách thức để có thể làm tăng mức vốn dài hạn của mình như bán cổ phiếu, phát hành tín phiếu vốn, bán tài sản, cho thuê tụ sơ hoặc đẩy nhanh mức tăng trưởng của thu nhập.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt chi nhánh tại Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w