Tình hình huy động vốn theo loại vốn của Ngân hàng Liên doanh chi nhánh tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt chi nhánh tại Hà Nội (Trang 35 - 42)

nhánh tại Hà Nội

2.3.1 Tình hình huy động vốn theo loại vốn của Ngân hàng Liên doanh chi nhánh tại Hà Nội nhánh tại Hà Nội

Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và tiện ích nhất như: sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng, bảo lãnh tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn đầu tư tài chính…

2.3.1.1 Tình hình huy động vốn ngắn hạn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn ngắn hạn. Đơn vị: nghìn USD Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 TG KKH 6.152 6.450 6.533 8.411 8.443 TG CKH dưới 12tháng 2.100 2.310 2.393 3.420 3.195 TG TK KKH 2.953 2.989 4.165 3.972 3.620 TGTK CKH dưới 12tháng 1.988 2.130 2.275 2.210 2.561 Kỳ phiếu 1.057 1.861 1.962 1.102 2.201 Tổng số 14.250 15.740 17.328 19.115 20.020

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005- 2009 Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của dân cư tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt năm 2012 là 20.020 nghìn USD đạt 104,73% so với năm 2010. Tiền gửi tiết kiệm trong dân cư là do dân gửi nhằm lấy lãi và dành dụm cho tương lai. Do đó tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn là khá lớn. Bên cạnh đó, khối lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng trưởng ổn định và vững chắc qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước.

Mặt khác, Kỳ phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ.Năm 2011 là 1.102 nghìn USD chiếm 5,76% trong cơ cấu vốn huy động tại chỗ, năm 2012 là 2.201 nghìn USD , chiếm 10,994%. Mặc dù có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể. Việc phát hành kỳ phiếu chưa thực sự mang lại hiệu quả. Vì thế, Chi nhánh cần phát huy tốt hơn nữa hình thức huy động này để thu hút vốn. Nhìn bảng dưới đây chúng ta sẽ thấy được mức

tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn biến động mạnh qua các năm. Chúng ta sẽ so sánh qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn.

Đơn vị: nghìn USD Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số huy động 14.25 0 15.74 0 17.328 19.115 20.020

Tăng trưởng tuyệt đối (nghìn USD) 1.490 1.588 1.787 905

Tốc độ tăng trưởng (%) 86,13 10,09 10,31 4,73

( Nguồn: Phòng tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội)

Nguồn vốn ngắn hạn huy động có sự tăng trưởng biến động từ năm 2009 đến năm 2012. Từ 10,09% năm 2010 đến 10,31% năm 2011. Nhưng giảm xuống chỉ còn 4,73% năm 2012. Sự tăng trưởng sụt giảm của năm 2012 so với các năm trước chủ yếu là do tình hình khủng hoảng của một số ngân hàng lớn trên thế giới làm ảnh hưởng tới hoạt động của Chi nhánh, nền kinh tế rơi vào suy thoái khiến thị trường tài chính cũng liên tục bị ảnh hưởng tiêu cực. Song số lượng huy động vốn thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư cho vay của Chi nhánh nên hàng năm ngân hàng vẫn phải nhận nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng BIDV.

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn tiền gửi giai đoạn 2010-2012.

2010 2011 2012Giá Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Có kỳ hạn 933 42,8 989 35,8 1213 36,3 Không kỳ hạn 120 5,5 338 12,2 371 11,1

Tiền gửi tiết kiệm 1125 51,7 1436 52 1758 52,6

Tổng vốn huy động 217 8

100 2763 100 3342 100

(Nguồn : báo cáo thường niên 2010-2012)

- Tiền gửi không kỳ hạn:

Đối với khách hàng, việc gửi tiền vào tài khoản này với mục đích chủ yếu là thanh toán và chi trả cho các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụ phát sinh một cách thường xuyên. Nên việc dễ dàng chuyển nhượng, dễ dàng thanh toán được xem là yếu tố rất quan trọng, còn việc hưởng lãi đối với khoản tiền gửi này chỉ là thứ yếu. Do đó, loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi theo yêu cầu, nó không đem lại lợi tức cao cho người gửi. Ngược lại, đối với NHTM thì đây lại là một khoản vốn huy động với mức chi phí thấp nhất trong tất cả các khoản vốn huy động được khác. Ngân hàng chỉ phải bỏ ra những khoản chi phí nhỏ về quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì nó cũng rất nhỏ) bù lại là được sử một phần lớn làm vốn kinh doanh.

- Tiền gửi có kỳ hạn :

Đây là loại tiền gửi trong đó đã có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và Ngân hàng về lãi suất và thời hạn rút tiền. Về cơ bản, các khoản tiền gửi này thường có kỳ hạn tương đối dài và không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Chính vì vậy, mức lãi suất đối với loại tiền gửi này có thể cố định hoặc linh hoạt tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của khách hàng với Ngân hàng. Đối với các khoản tiền gửi có lãi suất linh hoạt, khách hàng có thể gửi thêm tiền trước hạn định.

- Tiền gửi tiết kiệm :

thống của các NHTM. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tiền gửi vào Ngân hàng, ví dụ: Tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt nam chiếm khoảng 60-70% tổng tiền gửi. Lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài hơn.

2.3.1.2 Tình hình huy động vốn dài hạn

Chi nhánh hiện nay đang sử dụng các hình thức huy động vốn trung- dài hạn bằng các hình thức sau đây:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế có kỳ hạn 12 tháng và trên 12 tháng(TG CKH).

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng. - Phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, 2 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 5 năm qua, Chi nhánh tình hình huy động vốn trung - dài hạn như sau: Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn dài hạn Đơn vị: nghìn USD Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi CKH 4.120 4.320 4.330 4.612 4.884 Tiền gửi TK 2.903 2.371 2.517 2.903 2.730 Trái phiếu 1.358 1.950 2.023 2.534 2.507 Tổng số 8.381 8.641 8.870 10.049 10.121

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 - 2012 Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội)

Từ bảng ta thấy tổng số vốn huy động trung - dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, cũng như con số tuyệt đối của nguồn vốn trung - dài hạn là khá nhỏ so

với tổng nguồn vốn huy động. Điều này là vìChi nhánh chưa có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn dài hạn.

Chi nhánh đã huy động được 4.884nghìn USD năm 2012 từ tiền gửi có kì hạn.Đây là dấu hiệu đáng mừng cho việc huy động trong thời gian tới.Chi nhánh cần phát huy hơn nữa việc huy động vốn bằng hình thức này.

Tình hình tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn

Đơn vị: nghìn USD

Năm

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số huy động 8.381 8.641 8.870 10.049 10.121

Tăng trưởng tuyệt đối 260 229 1179 72

Tốc độ tăng trưởng 3,1% 2,65% 13,29% 0,72%

( Nguồn: Phòng tổng hợp –Ngân hàng liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà Nội)

Nguồn vốn trung – dài hạn có sự tăng trưởng biến động qua các năm. Do khủng hoảng và bước đầu thay đổi chính sách huy động dẫn tới sự thay đổi không đồng đều. Có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2011 so với các năm trước với tốc độ tăng trưởng là 13,29%. Nhưng cho đến năm 2012 thì tốc độ tăng trưởng tụt dốc nhanh chóng chỉ còn là 0,72%.

Từ những nhận xét trên, ta thấy Chi nhánh cần thúc đẩy việc huy động vốn dài hạn cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đó là, phải có nhiều hơn nữa các hình thức huy động vốn trung- dài hạn để thu hút vốn.

Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn vay giai đoạn 2010-2012.

(đơn vị : tỷ VND)

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Phát hành chứng từ có giá 652 59,11 871 60,82 952 56,1 Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 451 40,89 561 39,18 755 44,9 Tổng vốn vay 1.103 100 1432 100 1697 100

(Nguồn : báo cáo thường niên 2010-2012)

Phát hành chứng từ có giá :

Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua.

Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây: - Mệnh giá:

Là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.

- Thời hạn giấy tờ có giá:

Nguồn vốn vay từ việc phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn vay của ngân hàng. Chiếm 59% năm 2010, 60,8% năm 2011 và 56% năm 2012 trong tổng nguồn vốn vay của ngân hàng. Việc phát hành giây tờ có giá này cũng tăng đều qua các năm. Năm 2011 bằng 133,6% so với năm 2010 và năm 2012 bằng 109% so với năm 2011.

Trong quá trình hoạt động, NHTM phải đối đầu với những tình huống khó khăn về tài chính: thiếu hụt dự trữ bắt buộc, mất khả năng thanh toán những khoản tiền lớn... và để tránh nguy cơ mất khách hàng giải pháp tốt nhất là đi vay. NHTM có thể đi vay từ nhiều nguồn khác nhau và một trong số đó là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt chi nhánh tại Hà Nội (Trang 35 - 42)