Nghiệp vụ lập Bảng Cân Đối Kế Toán

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh quận 1 (Trang 74)

5. Bố cục của khóa luận

2.4.3. Nghiệp vụ lập Bảng Cân Đối Kế Toán

Căn cử để lập Bảng Cân Đối Kế Toán: Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu BCĐKT

năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ.

Phương pháp và cách thức lập Bảng Cân Đối Kế Toán

BCĐKT là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán.

Nguyên tắc chung để lập Bảng Cân Đối Kế Toán:

+ Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính các số dư tài khoản. + Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư nợ thì căn cứ vào số dư nợ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi. + Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần "Tài sản",

nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần “Nguồn vốn”.

+ Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư Có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh quận 1 (Trang 74)