Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Cao Su 75 (Trang 30 - 32)

- Phân loại nguyên vật liệu trực tiếp

Tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 - BQP chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm từ 55 – 60%. NVL chính chủ yếu là mua ngoài và nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. NVL mua về đều được nhập kho trước khi đưa vào phục vụ sản xuất. Do vậy, việc hạch toán đầy đủ chính xác các loại chi phí này có tầm quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí và đảm bảo chính xác khi tính giá thành sản phẩm. Công việc phân chia NVL chính và NVL phụ chỉ mang tính chất tương đối và thường phải dựa vào vai trò, công dụng của vật liệu đó.

Đối với phân xưởng A3, để sản xuất sản phẩm băng tải, Công ty cần có các loại nguyên vật liệu được phân loại như sau:

Loại 1: NVL chính – TK 1521

Là những loại NVL trực tiếp cấu thành nên hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm. NVL chính để sản xuất băng tải bao gồm: cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, cao su Neopren AD30, cao su CKC (1502), CSEPDM4640, lưu huỳnh, ZnO, XTM, XTDM, XTD, PLTD, PR4010 NA, than, axit stearic, parapin, CaCO3, Flexan nâu, nhựa thông, TiO2, nhựa đường số 5, XTCZ, EP 100…

Loại 2: NVL phụ - TK 1522

Là những lại NVL được sử dụng kết hợp với NVL chính góp phần hoàn thiện và nâng cao tính năng của sản phẩm, bao gồm: bao bì, mành bạt…

Loại 3: nhiên liệu – TK 1523 Bao gồm xăng, dầu, mỡ…

Loại 4: phụ tùng thay thế - TK 1524 - Tài khoản sử dụng

Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 – chi phí NVL trực tiếp, tài khoản 621 được mở chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 theo dõi chi phí nguyên vật liệu cho từng phân xưởng sản xuất đó là:

+ TK 621 A1: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – phân xưởng A1. + TK 621 A3: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – phân xưởng A3. + TK 621 A4: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – phân xưởng A4. - Quy trình hạch toán NVL trực tiếp

Hàng ngày, nhân viên phòng kế hoạch vật tư xuống kho kiểm tra thẻ kho và nhận phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và ký nhận thẻ kho, kế toán kho sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho và xác định giá trị NVL xuất kho cho mỗi phiếu xuất kho vào thời điểm cuối kỳ. Sau đó, các loại chứng từ này được chuyển tới phòng kế toán để kế toán vật liệu phân loại chứng từ của mỗi loại vật tư, mở một bảng kê nhập – xuất – tồn theo dõi tình hình biến động của NVL theo đơn vị hiện vật và giá trị.

Do Công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho cho NVL nên cuối kỳ, sau khi xác định đơn giá xuất kho cho từng loại NVL, kế toán mới nhập đơn giá vào phiếu xuất kho của cả kỳ. Ưu điểm của phương pháp tính giá này là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL… Tuy nhiên có nhược điểm là độ chính xác không cao, công việc tính giá NVL xuất kho bị dồn đọng vào cuối kỳ.

32

Ví dụ, ngày 02/12/2014, xuất kho 3000 kg cao su thiên nhiên, 150 kg than cám 7a cho phân xưởng A3. Tại ngày 02/12/2014 kế toán vật liệu chỉ ghi trong phiếu xuất kho giá trị hàng thực xuất và chưa xác định được đơn giá xuất kho. Vào ngày 31/12/2014 sau khi xác định được đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ của NVL, kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Cao Su 75 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)