VI. Tồn kho cuố
855 201.585.375 5 Băng tải B900 x 3L chịu nhiệt 2.756 0,07 m 16.445 45.335
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 – BQP
- Kiến nghị 1: Về việc trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép.
Đây là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí cho hoạt động sản xuất trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh. Công ty cần phải trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép để chủ động theo dõi, tránh tình trạng chi phí sản xuất có thể gây đột biến cho giá thành. Muốn vậy Công ty cần có kế hoạch trích trước và mở thêm TK 335 – Chi phí phải trả, với tài khoản cấp 2 TK 3351 – Trích trước tiền lương của công nhân sản xuất nghỉ phép.
Trước hết, Công ty cần xác định được mức trích trước. Mức trích trước được xác định theo công thức:
Mức trích trước tiền lương kế hoạch =
Tiền lương cơ bản thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng *
Tỷ lệ trích trước Trong đó tỷ lệ trích trước lại được xác định như sau:
Tỷ lệ trích trước =
Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTTSX
* 100 Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của CNTTSX
Ví dụ:
Số công nhân trực tiếp sản xuất là: 170 người
Thu nhập bình quân dự kiến kế hoạch: 4.000.000 đồng/ người / tháng Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất là 170 * 4.000.000 = 680.000.000 VNĐ
Tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNTTSX là: 46.500.000 Ta có:
Tỷ lệ trích trước =
46.500.000
* 100 = 6,84 % 680.000.000
Như vậy, mức trích trước tiền lương kế hoạch trong tháng 12 năm 2014 tại PX A3 như sau:
202.500.000 * 6,84 % = 13.847.426 VNĐ
Sau khi xác định được mức trích lương, kế toán ghi theo định khoản: Nợ TK 622 ( chi tiết cho từng phân xưởng)
Có TK 335(1)
Với việc mở thêm TK 335 này thì kế toán phải mở thêm cột TK 335 trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
74
Bảng 3.1 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 01 năm 2015
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334 – phải trả công nhân viên
TK 338 – phải trả phải nộp khác Tổng cộng TK 3382 TK 3383 TK 3384 TK3389 Tổng TK 335 – chi phí phải trả TK 622 580.462.833 10.577.112 79.987.060 14.079.257 5.788.556 110.431.985 39.693.414 730.588.232 TK 622 – A1 235.750.900 4.892.424 32.854.168 5.715.018 2.946.212 46.407.822 16.121.201 298.279.923 TK 622 – A3 202.500.000 3.680.000 33.120.000 5.520.000 1.840.000 44.160.000 13.847.426 260.507.426 TK 622 – A4 142.211.933 2.004.688 14.012.892 2.844.239 1.002.344 19.864.163 9.724.787 171.800.883 TK 627 29.019.946 591.498 3.743.718 791.488 295.749 5.422.453 34.442.399 TK 627 – A1 7.798.100 173.540 556.232 100.962 86.770 917.504 8.715.604 TK 627 – A3 15.671.846 328.210 2.953.890 492.315 164.105 3.938.520 19.610.366 TK 627 – A4 5.550.000 89.748 233.596 198.211 44.874 566.429 6.116.429 TK 641 40.145.000 663.302 4.414.690 761.982 331.651 6.171.625 46.316.625 TK 642 98.526.000 1.671.064 11.195.422 2.170.520 835.532 15.872.538 114.398.538 TK 334 44.151.507 8.901.624 7.251.488 60.304.618 60.304.618 TK 335 35.000.000 Tổng 748.153.779 13.502.976 143.492.397 26.704.871 14.502.976 198.203.219 39.693.414 986.050.412
Do trong kỳ, tiền lương thực tế nghỉ phép phát sinh là 35.000.000 VNĐ nhỏ hơn tiền lương trích trước (39.693.414 VNĐ) nên cuối kỳ, kế toán tiến hành ghi giảm chi phí trích trước như sau:
Nợ TK 335 (1) 4.693.414
Có TK 622 4.693.414
Do có thêm khoản trích trước nên chi phí nhân công trực tiếp của công ty thay đổi, dẫn tới giá thành sản xuất của Công ty trong tháng 12/2014 cũng thay đổi. Cụ thể đối với PX A3
76
Biểu 3.1 Sổ chi tiết TK 622 A3 (kiến nghị)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 622 A3 Tháng 12 năm 2014 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số Ghi Nợ TK 622 Chia ra Số hiệu Ngày tháng Lương Chi phí phải trả KPCĐ BHXH BHYT BHTN
31/12 BPBTL 31/12 Lương nhân công trực tiếp 334 202.500.000 202.500.000
31/12 BPBTL 31/12 Chi phí phải trả 335 13.847.426 13.847.426
31/12 BPBTL 31/12 Các khoản trích theo lương 3382 3.680.000 3.680.000
31/12 BPBTL 31/12 Các khoản trích theo lương 3383 33.120.000 33.120.000
31/12 BPBTL 31/12 Các khoản trích theo lương 3384 5.520.000 5.520.000
31/12 BPBTL 31/12 Các khoản trích theo lương 3389 1.840.000 1.840.000
Cộng số phát sinh 260.507.426
31/12 PKT 31/12 Ghi Nợ TK 154/ Ghi Có TK 622 154 260.507.426
Biểu 3.2 Sổ chi tiết TK 154 A3 (kiến nghị)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN – TK 154 Phân xưởng A3
Tháng 12 năm 2014
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng Tổng số Ghi Nợ TK 154 Chia ra Số hiệu Ngày tháng TK 621 TK 622 TK 627 PKT 31/12 Dư đầu tháng 325.145.622 325.145.622 PKT 31/12 Chi phí NVL trực tiếp PX A3 621 A3 745.861.009 745.861.009
PKT 31/12 Chi phí nhân công trực tiếp PX A3 622 A3 260.507.426 260.507.426
PKT 31/12 Chi phí sản xuất chung PX A3 627 A3 304.436.309 304.436.309
PKT 31/12 Cộng số phát sinh 1.635.950.366
PKT 31/12 Ghi Có TK 154/ Nợ TK 155 155 1.704.434.636
78
Từ đó, giá thành đơn vị của sản phẩm PX A3 thay đổi như sau: Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = 1.704.434.636 = 236.859
7.196
- Kiến nghị 2: Về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Trong quá trình hoạt động và kinh doanh thực tế ở Công ty có phát sinh một số thiệt hại do sản phẩm hỏng nhưng Công ty lại chưa tiến hành tính toán thiệt hại. Vì vậy, theo em Công ty nên tiến hành hạch toán chi phí thiệt hại để đảm bảo hiệu quả sản xuất cho chi phí phát sinh. Mỗi lần khi tiến hành nhập kho thành phẩm, thủ kho cùng với nhân viên phân xưởng, nhân viên của phòng KCS kiểm tra kĩ lưỡng chất lượng, mẫu mã, quy cách, phẩm chất sản phẩm. Chỉ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho, đối với sản phẩm hỏng cần chia thành 2 loại: Sản phẩm hỏng không thể sữa chữa, sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. Đối với từng loại sản phẩm, cần tìm nguyên nhân, quy cách trách nhiệm cho các bên liên quan.
+ Nếu là nguyên nhân chủ quan của người lao động, cần yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu sửa chữa lại.
+ Nếu là nguyên nhân khách quan thì khoản thiệt hại có thể tính vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí khác.
- Kiến nghị 3: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
Để ổn định chi phí sản xuất giữa các kì, do nguyên giá tài sản cố định rất lớn nên nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị bất ngờ sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá tài sản cố định lớn nên chi phí khi tiến hành sửa chữa là rất cao. Vì vậy, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Căn cứ theo nguyên giá tài sản cố định, hiện trạng tài sản cố định, thời gian sử dụng máy móc thiết bị có loại sản phẩm lâu năm, loại mới sử dụng để dự trù lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, sổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dự tính sẽ phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (TK 641, 642)
Có TK 335 (Trích trước chi phí sửa chữa lớn)
Khi chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn đã định trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Tại thời điểm hoàn thành sửa lớn tài sản cố định, mà số trích trước khác với số thực tế phát sinh thì trường hợp đó cần được xử lý như sau:
- Nếu như trích thiếu, cần tiến hành trích thêm Nợ TK 627( TK 641, 642)
Có TK 335
- Nếu như trích thừa thì phải nhập giảm chi phí Nợ TK 335
Có TK 627( TK 641, 642)
Việc tiến hành trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định cũng như trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép đòi hỏi kế toán phải mở thêm bảng kê số 6.
- Kiến nghị 4: Về việc thay đổi hình thức sổ kế toán
Công ty nên thay đổi hình thức sổ kế toán từ nhật ký chứng từ thành nhật ký chung để tiết kiệm thời gian, giúp công việc hạch toán dễ dàng, nhanh gọn hơn.
80 KẾT LUẬN
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Cao su 75 - BQP đã thực sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu không lớn, máy móc công nghệ lạc hậu, sản xuất bị đình trệ, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, công ty đã không ngừng phấn đấu tìm tòi hướng phát triển, từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường. Với phương châm “Chất lượng tạo thịnh vượng” công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm. Công ty luôn tìm tòi mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt phòng Tài chính kế toán công ty đã rất năng động và mềm dẻo nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng được nhiều hơn. Đời sống của cán bộ ngày càng được cải thiện và nâng cao, người lao động yên tâm công tác, gắn bó với công ty.
Với những kiến thức cơ bản đã được học tập tại trường cùng với sự tìm tòi học tập, đặc biệt là qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tiễn tại công ty em đã hoàn thành khóa luận của mình với đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 - BQP”. Những ý kiến đề xuất ở phần 3 của luận văn mới chỉ là những phương hướng nhằm bổ sung cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 - BQP được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của Công ty trong môi trường hiện nay. Em hoàn thành đề tài này với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 – BQP.
Mặc dù đã cố gắng, song do em còn thiếu kinh nghiệm thực thế, thời gian thực tập có hạn nên bài luận văn không thể tránh những sai sót nhất định. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bác, các chị trong phòng Tài chính – kế toán của Công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Th.s Nguyễn Thanh Huyền đã chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài luận văn này và em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn kinh tế trường Đại học Thăng Long cùng các bác, các chị phòng Kế toán- tài vụ tại Công ty TNHH MTV Cao su 75 - BQP đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua.