VI. Tồn kho cuố
Bộ phận: Phân xưởngA3 Tháng 12 năm
2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm, sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những khoản chi phi phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của công ty.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán cần sử dụng tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung, tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm các tài khoản chi tiết như sau:
TK 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 – chi phí vật liệu dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng TK 6273 – chi phí công cụ dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng TK 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – chi phí bằng tiền khác
Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV Cao su 75 - BQP có 3 phân xưởng sản xuất. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 mở chi tiết cho từng phân xưởng .
TK 627 A1 : Chi phí sản xuất chung phân xưởng A1 TK 627 A3 : Chi phí sản xuất chung phân xưởng A3 TK 627 A4 : Chi phí sản xuất chung phân xưởng A4. - Chi phí nhân viên phân xưởng
Nhân viên phân xưởng bao gồm : Quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê,nhân viên kĩ thuật. Nhân viên phân xưởng là lao động gián tiếp trong quá trình sản xuất nên được trả lương theo thời gian.
Ví dụ: quản đốc phân xưởng A3 là Nguyễn Thành Nam có hệ số lương là 3,8, số ngày công trong tháng 12 năm 2014 là 26 ngày, có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,45. Do đó, số tiền lương mà nhân viên này nhận được trong tháng 12 năm 2014 được tính như sau:
Lương thời gian: (3,8 * 1.150.000)*26/26 = 4.370.000 VNĐ Lương phụ cấp trách nhiệm: 1.150.000 * 0,45 = 517.500 VNĐ
Các khoản trích theo lương phải nộp gồm:
BHXH: (3,8 + 0,45) * 1.150.000 * 8% = 391.000 VNĐ BHYT: (3,8 + 0,45) * 1.150.000 * 1,5% = 73.313 VNĐ BHTN: (3,8 + 0,45) * 1.150.000 * 1% = 48.875 VNĐ
Vậy số tiền lương mà nhân viên này thực lĩnh trong tháng 12 năm 2014 là (4.370.000 + 517.500) – (391.000 + 73.313 +48.875) = 4.374.313 VNĐ
Tính tương tự đối với các nhân viên khác, kế toán lên bảng chấm công (biểu 2.8) và bảng thanh toán tiền lương (biểu 2.9), sau đó xác định lương và bảo hiểm xã hội cho nhân viên, định khoản như sau:
Nợ TK 6271 A3 19.610.366
Có TK 334 15.671.846 Có TK 338 3.938.520
- Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho quản lý phân xưởng
Đối với vật liêu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho quản lý phân xưởng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC xuất dùng (biểu 2.2) để định khoản như sau:
Nợ TK 6272 A3 76.086.301
Có TK 152 76.086.301 Nợ TK 6273 A3 8.867.936
Có TK 153 8.867.936
- Chi phí khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ khấu hao về TSCĐ thuộc về bộ phận sản xuất như: máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải… và các TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức khấu hao đường thẳng, mức tính khấu hao cho từng TSCĐ như sau:
Mức khấu hao trung bình năm =
Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng
Trong đó, mức khấu hao trung bình hàng tháng sẽ bằng số khấu hao phải trích cho cả năm chia cho 12 tháng. Kế toán tập hợp bảng khấu hao TSCĐ và lên bảng phân bổ
46
khấu hao TSCĐ. Từ bảng phân bổ khấu hao (biểu số 2.8), kế toán định khoản như sau (đối với chi phí sản xuất chung của PX A3):
Nợ TK 6274 A3: 119.433.911 Có TK 214 119.433.911 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: chi phí điện sản xuất, điện thoại, nước uống. Khoản chi phí này tập hợp riêng cho từng phân xưởng. Hàng tháng căn cứ vào số điện trên công tơ và số nước xuất dùng cho từng phân xưởng, phiếu báo sử dụng điện của công ty điện lực gửi tới, phòng kế toán tiến hành phân bổ tiền điện, nước cho từng phân xưởng. Công ty tiến hành thanh toán các chi phí mua ngoài bằng tiền mặt. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền điện, tiền nước của các phân xưởng để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài.
Đối với tiền điện thoại, căn cứ vào hóa đơn của bưu điện Sơn Tây gửi đến (biểu số 2.9), kế toán tiến hành phân bổ chi phí điện thoại cho các phân xưởng và phòng ban. Tương tự đối với tiền điện sản xuất. Dưới đây là bảng phân bổ chi phí tiền điện sản xuất và điện thoại của Công ty trong tháng 12 năm 2014:
Bảng 2.3 Bảng phân bổ tiền điện và tiền điện thoại tháng 12 năm 2014
Đơn vị: VNĐ
TK ghi
nợ Đơn vị sử dụng Tiền điện
thoại Tiền điện sản xuất Tổng TK 6277 Phân xưởng A1 672.998 51.991.945 52.664.943 Phân xưởng A3 672.998 62.369.411 63.042.409 Phân xưởng A4 672.998 85.199.837 85.872.835 TK 641 “Chi phí bán hàng” 6.398.508 4.150.986 10.549.494 TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” 5.720.899 4.150.986 9.871.885
Tổng 14.138.401 207.863.165 222.001.566
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng phân bổ, kế toán tiến hành định khoản cho chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng A3 trong tháng 12 năm 2014 như sau:
Nợ TK 6277 A3 63.042.409
Nợ TK 133 6.304.241
Có TK 111 672.998 Có TK 112 68.606.352
Đối với tiền nước, trong tháng 12 năm 2014, phân xưởng A3 mua 100 bình nước khoáng đơn giá 19.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt. Căn cứ vào phiếu chi (biểu 2.10) và hóa đơn (biểu 2.11 ) kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6277 A3 1.900.000 Nợ TK 133 190.000 Có TK 111 2.090.000 - Chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm: bồi dưỡng độc hại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí thi tay nghề … Các chi phí bằng tiền được tập hợp riêng cho từng phân xưởng, việc tập hợp và hạch toán các khoản mục chi phí này cũng tương tự như đối với chi phí dịch vụ mua ngoài.
Trong tháng 12 năm 2014, phân xưởng A3 có thực hiện quét vôi tường và làm lại hàng rào bảo vệ tại phân xưởng A3, tổng chi phí là 15.600.000 VND thanh toán đã giao cho anh Nguyễn Văn Trường làm việc với nhóm thợ sửa chữa. Kế toán lập phiếu chi (biểu 2.11) để thanh toán chi phí sửa chữa này. Sau đó kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6278 A3 15.600.000
Có TK 111 15.600.000
Cuối tháng, kế toán tập hợp tất cả chi phí sản xuất chung để lên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (biểu số 2.12). Sau đó, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung để lên sổ chi tiết chi phí sản xuất chung (biểu số 2.13). Từ sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, kế toán ghi vào bảng kê số 4 (biểu 2.18). Sau đó, từ bảng kê số 4, kế toán lên sổ nhật ký chứng từ số 7, rồi tiếp tục vào sổ cái TK 627 (biểu số 2.19). Sổ cái TK627 được lập vào cuối tháng căn cứ vào số liệu trên nhật ký chứng từ số 7, và được kiểm tra , đối chiếu chính xác với số liệu trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất
48
Biểu 2.9 Bảng chấm công nhân viên quản lý phân xưởng
Công ty TNHH MTV Cao su 75
Xã Xuân Sơn-Thị xã Sơn Tây-TP Hà Nội