Số ngày thực tế sử dụng trong tháng

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất gạch hai lỗ tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng (Trang 58 - 62)

đồng, mà trong tháng 10 kế toán lại không thực hiện trích khấu hao mà bắt đầu thực hiện khấu hao từ tháng 11. Mặc dù, việc tính toán khấu hao được thực hiện trên máy nên khối lượng tính toán không là trở ngại, do đó có thể tính chính xác đến từng ngày thực tế sử dụng của tài sản cố định:

Khấu hao TSCĐ (theo tháng) =

Khấu hao TSCĐ năm

x Số ngày thực tế sử dụng trong tháng dụng trong tháng Số ngày trong năm sử dụng

Theo quy định việc trích và thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Đối với việc phân bổ chi phí khấu hao, bên phòng kỹ thuật ngoài căn cứ vào sản lượng thực tế có thể căn cứ vào mức thiệt hại máy móc, thiết bị…trong một thời gian nhất định để xác định định mức khấu hao cho mỗi loại sản phẩm.

Ví dụ: Tính chi phí khấu hao tháng 10 cho Xe nâng Misubishi 3,5 tấn

nguyên giá là 294.000.000 đồng mua vào ngày 08/10/2010 và đưa vào sử dụng luôn, thời gian sử dụng là 6 năm.

Công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng, nên ta có khấu hao của xe nâng Misubishi là:

Khấu hao của xe nâng = 294.000.000 = 49.000.00

0 (đồng/năm 6

Chi phí khấu hao tháng 10 cho xe nâng Misubishi 3,5 tấn là:

Khấu hao của xe nâng = 49.000.000 365

4.3.5.Kiến nghị 5: Tăng cường áp dụng kế toán quản trị cho việc ra quyết định

Công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất chủ yếu do kế toán tài chính đảm nhận, chưa phản ánh được rõ ràng mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, cũng như chưa phân tích cụ thể, chi tiết chi phí theo biến phí, định phí cũng như khoản mục và yếu tố chi phí. Do đó, sự đóng góp của công tác kế toán vào các mục tiêu quản lý chung của công ty chưa hoàn toàn tương xứng với nhiệm vụ và trình độ của bộ máy kế toán.

Để tổ chức được công tác kế toán quản trị thì công ty phải tiến hành phân chia thành kế toán quản trị doanh thu và kế toán quản trị chi phí. Để tổ chức kế toán quản trị chi phí thì trước hết phải đa dạng hóa cách phân loại chi phí. Ngoài các cách phân loại chi phí trong Kế toán Tài chính, Công ty còn phải chia chi phí sản xuất thành biến phí và định phí. Từ chênh lệch giữa doanh thu và tổng biến phí được gọi là lãi trên biến phí, đây là yếu tố quan trọng để thiết lập mô hình mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Ngoài ra cần phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được và không khiểm soát được, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội,... Phân loại chi tiết chi phí như trên sẽ phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Nhà quản trị sẽ thấy được sự biến động của chi phí có phù hợp với sự biến động của mức độ hoạt động hay không, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả.

Bộ máy kế toán của Công ty cần phải xác định được những thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp trong kế toán quản trị để giúp Ban giám đốc đưa ra các quyết định, trong đó có quyết định về việc sản xuất thêm hay không nhằm tận dụng triệt để công suất máy móc thiết bị, sức lao động và các yếu tố khác.

Bên cạnh các báo cáo tài chính định kỳ mà phòng kế toán phải lập thì phòng kế toán cũng phải lập thêm các báo cáo quản trị như: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí, báo cáo sản xuất của các tổ, đội… các báo cáo này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, phân tích và cung cấp các số liệu cho các nhà quản trị.

Biểu 4.1: Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH DẠNG LÃI TRÊN BIẾN PHÍSố tiền Số tiền

Tổng số Một đơn vị sản phẩm Doanh thu

Chi chí biến đổi - CP NVLC trực tiếp - CP NVLP trực tiếp - Chi phí NCTT

- Chi phí SXC biến đổi

Lãi trên biến phí

Chi phí cố định

- Chi phí SXC cố định - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN

KẾT LUẬN

Đối với mỗi doanh nghiệp, quản lý là vấn đề cơ bản trong đó kế toán là một công cụ đắc lực, không chỉ cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư, nhà nước… mà còn giúp ban lãnh đạo, các nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Là một doanh nghiệp sản xuất, công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng là một khâu công việc quan trọng không chỉ trong thực tiễn mà cả trong lý luận kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty tác giả nhận thấy công tác này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý của doanh nghiệp. Luận văn được trình bày kết hợp giữa phần lý luận và thực tiễn, trước hết là lí luận về vấn đề sau đó là thực tiễn công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty. Xuất phất từ việc nhận thức những quan điểm đổi mới và những vấn đề còn tồn tại trong quá trình tổ chức hạch toán nghiệp vụ chi phí sản xuất tại Công ty. Trên cơ sở kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Đặng Thị Hòa tác giả đã mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất gạch hai lỗ tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng.

Trong thời gian thực tập, Cô giáo Đặng Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn tác giả cả về phương pháp và kiến thức, cùng với sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng đã giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do điều kiện có hạn về mặt kiến thức và thời gian khảo sát thực tế nên bài viết này của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự bổ sung và góp ý của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất gạch hai lỗ tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng (Trang 58 - 62)