Chi phí cho NVL chính phân bổ cho SPi = (1) x (2)

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất gạch hai lỗ tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng (Trang 38 - 45)

Ví dụ : Để hiểu rõ hơn tác giả sẽ phân bổ chi phí nguyên vật liệu đất cho sản

phẩm gạch hai lỗ loại (210x100x60) trong tháng 10 năm 2010 như sau: Đơn vị tính: đồng Tiêu thức phân bổ NVL đất cho gạch 2 lỗ (210x100x60) = 1.368.270 x 0,0012 x 60.875,357= 99.952.710 Chi phí NVL đất phân bổ cho gạch 2 lỗ (210x100x60) = 223.716.938 223.586.302

3.4.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: Trên cơ sở phiếu nhập kho thành phẩm và bán thành phẩm của từng tháng, kế toán lập bảng thanh lý kết quả sản xuất thông qua phòng kế hoạch kỹ thuật và phòng tài chính kế toán Công ty để duyệt quỹ lương theo định mức đã xây dựng. Kế toán thu thập các chứng từ gốc như bảng chấm công, giấy nghỉ phép, nghỉ ốm... để làm căn cứ để tính lương cho công nhân. Hàng tháng, kế toán tiền lương tập hợp lương cơ bản, lương thực tế, các khoản trích theo lương. Hệ số lương cơ bản được tính theo thời gian làm việc và

chức danh của từng người. Kế toán căn cứ vào đó để tập hợp toàn bộ hệ số lương cơ bản và tiến hành tính lương cơ bản của công nhân sản xuất. Lương thực tế được tính theo định mức khoán, tập hợp lên từ các tổ sản xuất.

Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, biên bản họp bình xét lương, phiếu nhập kho thành phẩm (đã có ký nhận của các cá nhân có liên quan), giấy nghỉ phép, nghỉ ốm…kế toán tập hợp tính ra số tiền lương theo sản phẩm và tiền lương chế độ của công nhân sản xuất trực tiếp ở từng tổ theo công thức sau:

Lương chế độ của

tổ n = Lương cơ bản x Hệ số lương bình quân tổ n x Số ngày nghỉ chế độ (**) 26 ngày

Đồng thời kế toán tính ra các khoản phụ cấp cho công nhân viên như sau: + Tiền làm thêm vào ngày lễ, chủ nhật được tính với đơn giá 150% đơn giá hàng ngày.

+ Tiền ăn ca: được tính cho công nhân viên là 8.000đ/ ngày.

Căn cứ vào bảng chấm công (mẫu của tổ bốc xếp phụ lục số 3.7) kèm theo biên bản bình xét lương (mẫu của tổ bốc xếp phụ lục số 3.8), từ đó kế toán lập bảng thanh toán lương (mẫu của tổ bốc xếp phụ lục số 3.9), cùng với phiếu nhập kho thành phẩm. Kế toán tính toán tiền lương theo sản phẩm của từng tổ cách tính dựa vào các công thức (*) ta có phụ lục số 3.9’, sau đó sẽ dựa vào tiêu thức đơn giá tiền lương sản phẩm của từng tổ để phân bổ tiền lương sản phẩm cho từng tổ. Dựa vào công thức (**) ta sẽ có lương chế độ của các tổ, bộ phận.

Lương SP phân bổ = ∑ Lương sản phẩm của Công ty ∑ Đơn giá tiền lương SP của Công ty

Minh họa cho cách tính trên ta có bảng phân bổ lương cho từng bộ phận tháng 10/2010 (phụ lục số 3.10).

Dựa vào số liệu trên phụ lục số 3.10 kế toán sẽ tổng hợp được tiền lương sản phẩm và lương chế độ của công nhân trực tiếp tháng 10 để vào phiếu kế toán, bút toán:

Nợ TK 622: 500.789.955 đồng

Có TK 334: 500.789.955 đồng

Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp được tính trên cơ sở số tiền lương cơ bản (880.000 đồng) và lương thực tế. Với tỷ lệ trích theo quy định: BHXH (16%), BHYT (3%), BHTN (1%), KPCĐ (2%).

Tháng 10, khi trích BHXH, BHYT, BHTN trên tiền lương cơ bản, KPCĐ trích trên tiền lương thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán sẽ nhập vào phiếu phiếu kế toán (phụ lục số 3.11), ta có bút toán tương ứng:

Nợ TK 622: 60.171.190 đồng Có TK 3382: 9.944.310 đồng Có TK 3383: 40.181.504 đồng Có TK 3384: 7.534.032 đồng Có TK 3389: 2.511.344 đồng

Cuối tháng, kế toán vào phần mềm kế toán FAST tích vào mục kết chuyển chi phí sang TK 154, phần mềm tự động có bút toán kết chuyển:

Nợ Tk 154: 560.961.145 đồng Có TK 622: 560.961.145 đồng

Sau đó, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ cái Tk 622 phụ lục số 3.12

Căn cứ bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của các bộ phận

đưa vào bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức sản lượng tính lương để tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm. Ta có:

Sản lượng tính lương của SPi = Sản lượng SPi x Hệ số tính lương của SPi Chi phí nhân công

trực tiếp phân bổ cho = ∑ Chi phí nhân công trực tiếp ∑ Sản lượng tính lương

Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm tháng 10 năm 2010 phụ lục số 3.13.

Theo cách tính toán ở trên, ta có chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho gạch 2 lỗ loại (210x100x60) là: 200.013.385 đồng.

3.4.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung

Để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty, kế toán căn cứ trên phiếu chi, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, bảng phân bổ tiền lương và BHXH…

Công ty được bố trí thành nhiều tổ khác nhau, do vậy các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi sản xuất không được hạch toán riêng cho từng tổ mà được tập hợp chung lại trên sổ cái và sổ chi tiết các TK chi phí sản xuất chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán sử dụng Tk 627 – Chi phí sản xuất chung, để hạch toán chi phí sản xuất chung phát sinh tại Công ty. Tài khoản này được kế toán mở chi tiết thành các tài khoản cấp hai như sau:

TK6271: chi phí nhân viên phân xưởng . TK6272: chi phí vật liệu.

TK6273: chi phí dụng cụ sản xuất. TK6274: chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277: chi phí dịch vụ mua ngoài.

Để cho thuận lợi trong công tác kế toán chi phí sản xuất chung, Công ty đã chia chi phí sản xuất chung ra làm các loại cơ bản như sau:

+) Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271)

Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xưởng.

Cách tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cũng tương tự như của công nhân trực tiếp sản xuất. Sau khi tập hợp được tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán tiền lương tiến hành định khoản trên máy vào phiếu kế toán:

Ví dụ: Căn cứ vào tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (phụ lục số 3.10). Kế toán có được tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng tháng 10, bút toán:

Nợ Tk 6271: 68.981.005 đồng Có TK 334: 68.981.005 đồng Đối với các khoản trích theo lương:

Nợ TK 6271: 8.549.413 đồng

Có TK 3382: 1.365.973 đồng Có TK 3383: 5.746.752 đồng Có TK 3384: 1.077.516 đồng Có TK 3389: 359.172 đồng

Số liệu sẽ tự động kết xuất vào sổ cái TK 627, sổ cái 334, sổ cái TK 338, sổ Nhật ký chung…

+) Kế toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho bộ phận quản lý phân xưởng

(TK6272)

Chi phí NVL sử dụng cho quản lý phân xưởng gồm: chi phí dầu mỡ, dầu điezel, vật tư phụ định mức…Đối với nhiên liêu dầu diezel kế toán cũng phân bổ cho từng sản phẩm dựa vào định mức dầu đã xây dựng sẵn cho từng sản phẩm, vật tư phụ định mức phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Căn cứ vào phiếu xuất kho dầu (phụ lục số 3.14) sử dụng cho máy ủi kế toán nhập vào phiếu xuất kho. Với lượng dầu xuất tháng 10 ta có bút toán:

Có TK 1523: 32.073.254 đồng

+) Kế toán chi phí công cụ dụng cụ sản xuất (TK 6273)

Chi phí công cụ dùng cho phân xưởng sẽ được hạch toán khi kế toán nhận được phiếu đề nghị xuất công cụ dụng cụ. Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn sẽ phân bổ dần, kế toán vào bút toán phân bổ công cụ dụng cụ để máy sẽ tự động phân bổ cho từng tháng. Còn đối với công cụ dụng có giá trị nhỏ kế toán xuất luôn. Tự động số liệu sẽ kết xuất vào sổ chi tiết chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273) phụ lục

số 3.15

+) Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 6274)

Tài sản cố định của đơn vị bao gồm nhiều loại và có giá trị lớn, nhưng TSCĐ của Công ty sử dụng cho sản xuất và quản lý là những TSCĐ đã đầu tư từ nhiều năm trước như: máy chế tạo hình, lò nung, máy quấn đai…

Khi mua mới TSCĐ kế toán sẽ vào phân hệ TSCĐ vào mục cập nhật thông tin về TSCĐ trong phần mềm, tính khấu hao cho TSCĐ kế toán vào bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho các tháng sử dụng.

Toàn bộ khấu hao tài sản cố định ở nhà máy được tập hợp trên TK 214- hao mòn tài sản cố định. Kế toán xác định TSCĐ dùng vào mục đích gì, cho bộ phận nào thì tính phân bổ khấu hao cho bộ phận đó, thời gian tính khấu hao thì tùy thuộc vào từng loại TSCĐ và theo quy định hiện hành: vật kiến trúc, nhà xưởng khấu hao từ 20 - 25 năm, máy móc thíêt bị khấu hao từ 5 - 8 năm…Trong tháng, khi tăng hoặc giảm TSCĐ, kế toán Công ty trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ vào tháng sau.

Khi kế toán chạy bút toán khấu hao của tháng phần mềm sẽ tự động đưa số liệu vào số cái TK 627 và sổ chi tiết khấu hao TSCĐ.

Số liệu cụ thể: Căn cứ vào bảng chi tiết khấu hao TSCĐ năm 2010, (phụ lục

số 3.16). Do có một TSCĐ (Xe nâng Misubishi 3,5 tấn) mua vào ngày 08/10/2010

và đưa vào sử dụng luôn, kế toán không trích khấu hao TSCĐ đó trong tháng 10/2010, mà bắt đầu tính khấu hao từ tháng 11/2010. Nên khấu hao TSCĐ tháng 10 là:

Có Tk 214: 102.848.924 đồng

+) Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý phân xưởng (TK 6277) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty gồm: tiền nước, điện thoại, chi phí điện cho bộ phận quản lý, chi phí sữa chữa…

Ví dụ: Trong tháng 10, khi phát sinh chi tiền thanh toán tiền điện thoại cho

nhân viên quản lý phân xưởng kế toán sẽ vào phân hệ kế toán tiền, vào phiếu chi tiền mặt. Phiếu chi (phụ lục số 3.17) in từ phần mềm kế toán FAST và ta có bút toán:

Nợ TK 6277: 1.090.909 đồng Nợ TK 133: 109.091 đồng

Có TK 1111: 1.200.000 đồng

Số liệu sau khi kế toán nhập vào các phiếu phần mềm sẽ tự cập nhật vào sổ

chi tiết TK 6277 ( phụ lục số 3.18)

+) Kế toán chi phí sửa chữa TSCĐ

Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm.

Đối với hoạt động sữa chữa thường xuyên:

Do chi sữa chữa phát sinh ở phân xưởng là nhỏ nên kế toán phản ánh trực tiếp trên tài khoản chi phí quản lý phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phiếu chi. Kế toán sẽ nhập vào phiếu xuất kho vật tư hoặc phiếu chi tiền với nội dung xuất kho vật tư sữa chữa thường xuyên hoặc chi tiền sữa chữa TSCĐ nhỏ. Cụ thể minh họa trong tháng 10 năm 2010 chi phí sữa chữa thường xuyên là:

Nợ Tk 627: 15.500.921 đồng

Có Tk 1523,1523,1531…: 15.500.921 đồng

Đối với sữa chữa lớn TSCĐ:

Kế toán không thực hiện trích trước chi phí sữa chữa TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí, cuối tháng kế toán sẽ vào phiếu kế toán (phụ lục số 3.19)

Cuối tháng tháng 10 năm 2010 khi kết chuyển chi phí sữa chữa lớn TSCĐ ta có số liệu:

Nợ Tk 627: 53.311.274 đồng

Có TK 2413: 53.311.274 đồng

Sau khi kế toán vào phần mềm chạy bút toán tự động thì chi phí sản xuất chung sẽ được kết chuyển tự động sang TK 154.

Chi phí sản xuất chung tháng 10 năm 2010 được kết chuyển sang Tk 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang là: 402,656,050 đồng.

Từ việc nhập vào các phiếu như trên, phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu vào trong sổ cái TK 627, sổ chi tiết TK 6271,…

Phụ lục số 3.20: Sổ cái TK 627 tháng 10/2010 xuất từ phần mềm

Sau khi tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tiêu thức: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lương theo sản phẩm của nhân viên quản lý phân xưởng và sản lượng tính lương. Cụ thể:

Chi phí lương sản

phẩm NV quản lý PX = ∑CF lương theo SP NV quản lý PX ∑ Sản lượng tính lương

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất gạch hai lỗ tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng (Trang 38 - 45)