Tình hình lao động nƣớc ngoài tại EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 51 - 53)

Sự đa dạng trong thị trường lao động của các nước thuộc Châu Âu nói chung và các nước thành viên EU nói riêng thể hiện ở sự khác biệt giữa các khu vực địa lý khác nhau giữa Đông và Tây, giữa Nam và Bắc, và ngay cả giữa các nước có chung đường biên giới. Nguyên nhân sâu xa của sự khác biệt đó là do những khác biệt trong tính chất và trình độ phát triển kinh tế, những ràng buộc về mặt lịch sử và văn hoá và những thay đổi về chính trị. Vì vậy, EU không có một chính sách chung; thống nhất áp dụng cho tất cả các nước thành viên mà chỉ đưa ra các nguyên tắc định hướng chung. Trên cơ sở định hướng chung đó, các nước tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể của nước mình để đưa ra các chính sách cụ thể đối với lao động nước ngoài.

Theo báo cáo về di cư lao động quốc tế của Uỷ ban Châu Âu tháng 7 năm 2004 [28], luồng lao động nhập cư vào EU đã tăng mạnh kể từ những năm 90 của thế kỷ XX do nhiều lý do: thiếu lao động có kỹ năng phù hợp, sự mở cửa của các nước Trung và Đông Âu (ra khỏi các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ), các chương trình ân xá đối với người tị nạn và khuynh hướng toàn cầu hoá.

Theo nhận định của Uỷ ban Châu Âu [28], thị trường lao động, mà cụ thể là lao động di cư trong khối EU chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố chủ yếu: sự gần gũi về mặt địa lý, sự gắn bó về lịch sử và văn hoá và khuynh hướng toàn cầu hoá. Theo số liệu của Uỷ ban Châu Âu, trong giai đoạn 1999 - 2003, trong số lao động nước ngoài được cấp phép vào làm việc tại Cộng hòa Séc có 44% là lao động U-crai-na, 17% là lao động Ba Lan, 14% là lao động Bun- ga-ri, Môn-đô-va, Đức và Bê-la-rút; tại Phần Lan, 75% số giấy phép cấp cho lao động nước ngoài dành cho lao động Nga và Ét-stô-ni-a. Tại Tây Ban Nha, 40% giấy phép lao động cấp cho lao động Ma-rốc và 30% cấp cho lao động Châu Mỹ La tinh (là các nước thuộc địa cũ của Tây Ban Nha); Pháp dành

49

45% giấy phép lao động cho dân cư ở các nước Châu Phi 30% giấy phép dành cho công dân các nước trước đây là thuộc địa của Pháp ở Châu Á và Viễn Đông; Anh ưu tiên nhận lao động từ Khối Thịnh vượng chung trước đây (Ốt- xtrây-li-a, New Zealand, Ca-na-đa, Nam Phi) và Ấn Độ. Bên cạnh đó, các nước trong khối EU ưu tiên tiếp nhận lao động thuộc các quốc gia và khu vực có cùng trình độ phát triển kinh tế và có những điểm tương đồng về văn hoá (ví dụ lao động Hoa Kỳ chiếm 11% số giấy phép dành cho lao động nước ngoài ở Bỉ và Vương quốc Anh).

Do khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều quốc gia EU có nền kinh tế phát triển đã áp dụng thành công những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nên nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng, trong khi quy mô sử dụng lao động giản đơn, trình độ chuyên môn thấp giảm đi rõ rệt. Tình hình này đã làm phát triển mạnh hai luồng di chuyển lao động trong nội khối EU và với các nước khác trên thế giới trong thời gian qua:

(i) di chuyển lao động lành nghề và lao động bán lành nghề từ những nước Đông Âu cũ (mới được gia nhập EU) sang các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển là thành viên của EU; và

(ii) dòng di chuyển lao động phổ thông và bán lành nghề từ những nước có nền kinh tế đang phát triển và những nước là đối tác cũ của các nước Đông Âu sang bù đắp sự thiếu hụt nhân công cho các nước này.

Theo các số liệu được EU công bố [28], các nước Châu Âu cần tới 20 triệu người nhập cư có tay nghề trong 20 năm tới, đặc biệt là các lao động trong ngành kỹ thuật và công nghệ thông tin.

50

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 51 - 53)