Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm đối với xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 118 - 121)

lao động của Việt Nam sang thị trƣờng EU

Cùng với việc duy trì sự ổn định ở những thị trường truyền thống, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc ở EU là chủ trương mang tính chiến lược nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường XKLĐ, hướng tới những thị trường có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ Việt Nam.

3.2.1.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Quản lý nhà nước về XKLĐ là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên hoạt động XKLĐ, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu đặt ra cho xuất khẩu lao động, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giaolưu quốc tế.

116

Các cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ phải nhận thức sâu sắc và toàn diện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về XKLĐ đã được ghi rõ trong các Văn kiện của Đảng; ý thức được tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường XKLĐ sang EU không chỉ đánh dấu bước phát triển thuần túy về chiều rộng mà còn là bước phát triển đột phá về chiều sâu trong hoạt động XKLĐ, đó là chuyển hướng xuất khẩu lao động sang thị trường lao động chất lượng cao (bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống). Để thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường mới, chắc chắn chúng ta phải cung cấp cho thị trường cái mà thị trường cần (ở đây là nguồn nhân lực chất lượng cao và ổn định) chứ không phải cái mà chúng ta có. Trên cơ sở nhận thức được như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước bằng các hệ thống công cụ của mình sẽ đưa ra và thực thi các giải pháp phù hợp.

3.2.1.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp XKLĐ là tổ chức hoạt động dịch vụ của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân nhằm mục đích kiếm lời trong việc giải quyết việc làm ngoài nước cho người lao động. Thông qua hoạt động dịch vụ của mình, doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo và thu được lợi nhuận càng cao khi số lượng lao động đưa đi càng lớn.

Doanh nghiệp - mắt xích quan trọng - phải thấy được vai trò to lớn của mình trong việc tiên phong khai phá thị trường mới, không ít tiềm năng nhưng cũng đầy khắt khe, thách thức. Do đó, một mặt, doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo trong hoạt động xuất lao động của mình theo quy định của pháp luật; chủ động tiếp cận thị trường, tìm hiểu, đánh giá nhu cầu và khai thác thị trường, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường khi có đơn hàng, mặt khác, thông qua hoạt động của mình, phát hiện đóng góp, bổ

117

sung vào hệ thống chính sách, luật pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ.

Để thành công trong việc khai thác thị trường mới mẻ, khó tính này, chữ tín phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, tuyệt đối tránh kiểu làm ăn chộp dật, chỉ chạy theo cái lợi trước mắt mà đánh mất chữ tín với đối tác nước ngoài, chẳng những đánh mất đi cơ hội làm ăn lâu dài của bản thân doanh nghiệp mà còn làm phương hại đến việc hợp tác trong XKLĐ của Việt Nam đối với các nước thành viên EU.

Để giữ được chữ tín, doanh nghiệp phải làm ăn nghiêm túc, chuyên nghiệp, phải có bộ máy nhân sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tài ngoại giao, giỏi ngoại ngữ, am hiểu văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung và EU nói riêng; phải có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề uy tín trong nước, có quy trình xét tuyển chặt chẽ, nghiêm túc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cơ cấu ngành nghề và thời gian khi có được những đơn hàng từ phía bạn.

3.2.1.3. Đối với gia đình và bản thân người lao động đi xuất khẩu lao động

Gia đình và người lao động vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của XKLĐ, các hình vi của gia đình và bản thân người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ. Gia đình và người lao động phải nhận thức rõ "ích nước, lợi nhà"do XKLĐ mang lại đối với mình và đối với xã hội để hành động trong khuôn khổ pháp luật.

Nếu gia đình và người lao động chỉ chạy theo "lợi nhà" mà quên "ích nước" thì cái "lợi nhà" đó không thể bền. Ví như người lao động tự phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp ở nước sở tại thì không những bản thân người lao động sẽ bị trục xuất về nước, mà nguy hại hơn, Chính phủ tiếp nhận lao động sẽ đóng cửa thị trường lao động, hậu quả là làm

118

mất cơ hội có việc làm hợp pháp ở nước đó cho chính họ và những người lao động khác; đồng thời gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

Ngược lại, nếu gia đình nhận thức đầy đủ và đúng đắn "ích nước - lợi nhà", cá nhân người lao động sẽ không ngừng học tập để nâng cao trình độ tay nghề, khả năng ngoại ngữ, tích cực rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, chấp hành kỷ luật và pháp luật của nước lao động sở tại và thực hiện đúng trách nhiệm trong hợp đồng lao động thì năng suất lao động tăng lên, chủ thuê lao động có thiện cảm, uy tín của lao động Việt Nam được nâng cao, khả năng mở rộng thị trường và thị phần là to lớn. Nếu nhận thức của người lao động chưa đầy đủ, có ý định pháp vỡ hợp đồng, hoặc nếu đã vi phạm cũng sẽ tự nguyện hồi hương. Tất cả điều đó làm tăng thêm uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động mới mẻ này, giúp nhiều người lao động khác cũng có cô hội đi làm việc tại thị trường EU với mức lương cao và điều kiện phúc lợi xã hội ưu đãi.

3.2.1.4. Đối với các tổ chức xã hội

Các tổ chức xã hội có vai trò to lớn trong việc động viên và giám sát hoạt động XKLĐ thông qua các chương trình vận động, tuyên truyền và tạo dự luận xã hội trong việc ủng hộ các tấm gương tốt; phê phán và lên án các hành vi vi phạm pháp luật trong XKLĐ, góp phần làm cho hoạt động XKLĐ lành mạnh, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)