0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nhóm các giải pháp về luật pháp và chính sách kinhtế vĩ mô của

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 121 -128 )

của Nhà nƣớc

3.2.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Nhà nước quản lý hoạt động XKLĐ bằng luật pháp và hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô.

119

Cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về XKLĐ của Việt Nam đã khá hoàn thiện và đồng bộ, từ Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã được ban hành và đi vào cuộc sống.

Vấn đề đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy XKLĐ sang thị trường EU đặt ra với công tác quản lý nhà nước trong bối cảnh hiện nay trước hết là công tác nghiên cứu và dự báo thị trường lao động EU, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để ký kết các thỏa thuận, hợp tác song phương trong lĩnh vực lao động, việc làm, di cư, nhập cư với EU và các nước thành viên; rà soát, thẩm định, cấp phép và gia hạn giấy phép đưa lao động sang làm việc tại thị trường EU cho các doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính, nhân sự, kinh nghiệm và uy tín; tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật những doanh nghiệp không đủ năng lực, lừa đảo, vi phạm pháp luật để đảm bảo chữ tín đối với đối tác tiếp nhận lao động; mở rộng mạng lưới các cơ quan đại diện tại nước ngoài như Ban Quản lý lao động ngoài các nước có lao động Việt Nam, để phối hợp với phía bạn tăng cường quản lý lao động Việt Nam, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp và trợ giúp pháp lý cho người lao động.

3.2.2.2. Chính sách về phát triển thị trường lao động EU

Chính sách phát triển thị trường lao động EU nhằm mục tiêu mở rộng và đa dạng hóa thị trường XKLĐ, hướng tới thị trường có thu nhập cao và ổn định, giải quyết đủ việc làm, tạo thu nhập cao và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, khám phá và tiếp nhận các bí quyết công nghệ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với EU nói chung và các nước thành viên nói riêng.

120

Quan điểm chỉ đạo chính sách phát triển thị trường này là đa dạng hoá, đa phương hóa các loại thị trường (cả với những đối tác truyền thống và những đối tác mới); Việt Nam luôn coi EU là đối tác chiến lược hàng đầu.

Mục tiêu của chính sách phát triển thị trường lao động EU là từng bước thâm nhập, tiếp cận và phát triển thị trường. Trước mắt, tập trung ưu tiên đưa những lao động đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường này về trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật để từng bước khẳng định vị thế, thương hiệu của người lao động Việt Nam tại thị trường này.

Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển thị trường lao động EU là hỗ trợ khai thác thị trường, miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp phần lợi nhuận thu được từ việc khai thác thị trường mới, thưởng bằng tiền cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc ổn định thị trường hiện có, phát triển thị trường mới; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân, tổ chức làm suy giảm thị phần.

Các giải pháp của chính sách phát triển thị trường lao động EU là: Nhà nước thống nhất quản lý mọi hình thức phát triển thị trường lao động ngoài nước; khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai thác và mở rộng thị trường mới này, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài, cư trú ở Việt Nam hay ở nước khác.

Nhà nước đầu tư và định hướng phát triển thị trường lao động ngoài nước; đưa nhiệm vụ phát triển thị trường XKLĐ trong đó có thị trường EU vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại hàng năm và 5 năm.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài phối hợp với Bộ Lao động -

121

Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì về phát triển thị trường lao động ngoài nước.

3.2.2.3. Chính sách về phát triển nguồn lao động xuất khẩu

Chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị trường mới mẻ, đòi hỏi lao động có trình độ cao như thị trường EU này.

Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu là: Đào tạo một đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ, có tác phong lao động công nghiệp hiện đại, có ý thức kỷ luật, nắm vững luật pháp Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong lĩnh vực lao động, di cư, nhập cư; trang bị cho người lao động những hiểu biết tối thiểu về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán của nước đến, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế, đạt trình độ và đẳng cấp của khu vực và thế giới.

Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu lào: hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo, miễn thuế thu nhập cho các cơ sở đào tạo, thưởng bằng tiền cho tập thể và cá nhân có thành tích trong việc đào tạo lao động có số lượng lớn, chất lượng tốt; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng đào tạo để kiếm lời bất chính.

Các giải pháp của chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu là: Nhà nước thống nhất quản lý mọi hình thức đào tạo; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo lao động, không phân biệt thành phần kinh tế.

Nhà nước đầu tư và định hướng phát triển nguồn lao động xuất khẩu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm.

122

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì về đào tạo, phát triển nguồn lao động cho xuất khẩu.

3.2.2.4. Chính sách phát triển hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Chính sách phát triển doanh nghiệp XKLĐ nhằm tạo ra hệ thống doanh nghiệp XKLĐ theo vùng lãnh thổ và theo loại hình kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, cung ứng kịp thời, đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng lao động cho thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế.

Mục tiêu của chính sách phát triển hệ thống doanh nghiệp XKLĐ là: Xây dựng và phát triển một đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ có tiềm lực tài chính mạnh, có cơ sở vật chất tốt, có trình độ quản lý cao, có đội ngũ cán bộ, nhân viên tinh thông nghề nghiệp đạt trình độ và đẳng cấp của khu vực và thế giới đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh.

Xây dựng và phát triển doanh nghiệp XKLĐ nhằm giải quyết hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động xuất khẩu.

Phấn đấu đến năm 2010 có 20 đến 30 doanh nghiệp mạnh, ngang tầm với các doanh nghiệp XKLĐ nổi tiếng trong khu vực để dẫn dắt cá doanh nghiệp khác trong XKLĐ, chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp XKLĐ.

Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển doanh nghiệp XKLĐ là: hỗ trợ kinh phí, miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp XKLĐ, thưởng bằng tiền cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phát triển doanh nghiệp XKLĐ; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với

123

cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng phát triển doanh nghiệp XKLĐ để kiếm lời bất chính.

Các giải pháp chính của chính sách phát triển doanh nghiệp XKLĐ là: Nhà nước thống nhất quản lý mọi loại hình doanh nghiệp XKLĐ; khuyến khích mọi thành phần kinh tế lập và phát triển doanh nghiệp XKLĐ; thí điểm cho phép thành lập các doanh nghiệp XKLĐ có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà nước đầu tư và định hướng xây dựng, phát triển doanh nghiệp XKLĐ; có lộ trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp XKLĐ hàng năm và 5 năm.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về xây dựng và phát triển doanh nghiệp XKLĐ.

3.2.2.5. Chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu

Chính sách đối với gia đình và bản thân người lao động đi xuất khẩu phải làm cho thu nhập của người lao động và gia đình họ không ngừng tăng lên do được hưởng lợi từ XKLĐ, đồng thời tuân thủ pháp luật.

Quan điểm chỉ đạo chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu là "làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm"[22]. Cụ thể là:

Làm cho người lao động có việc làm, có thu nhập cao, có tích luỹ, đủ trang trải các chi phí nuôi nấng và học hành của con cái và gia đình.

Tạo điều kiện cho mọi người lao động có cơ hội tiếp cận, học tập và làm việc ở nước ngoài.

Đảm bảo cho người lao động yên tâm lao động, tuân thủ pháp luật Việt Nam và luật pháp nước sở tại khi phải sống và làm việc xa nhà.

124

Đảm bảo cho người lao động tái hoà nhập cộng đồng, tự do xây dựng và phát triển kinh tế khi về nước. Tạo điều kiện để người lao động phát huy phẩm chất, sở trường cá nhân trong học tập và lao động với chi phí cơ hội thấp nhất.

Các công cụ được sử dụng trong chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu là hỗ trợ chi phí và các điều kiện để tiếp cận thị trường lao động EU; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với những khoản kiều hối do người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gửi về, khuyến khích gửi ngoại tệ về nước, phát triển các hình thức đầu tư thích hợp đối với các khoản tiền tích lỹ được nhằm thu lợi cao hơn gửi tiết kiệm, khen thưởng cho cá nhân và gia đình có thành tích trong XKLĐ; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật về XKLĐ.

Các giải pháp của chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu là:

Nhà nước định hướng thị trường lao động ngoài nước bằng cách cung cấp thông tin về các điều kiện làm việc, thu nhập và phúc lợi; môi trường pháp luật và môi trường văn hoá của nước tiếp nhận lao động; luật pháp Việt Nam và các điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài cho gia đình và người lao động.

Hỗ trợ gia đình và cá nhân người lao động một phần chi phí đi lại, đào tạo nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng; miễn phí tuyển chọn.

Thực hiện việc cấp đại trà hộ chiếu phổ thông cho mọi công dân có đủ điểu kiện xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Cho vay ưu đãi một khoản tiền đủ để trang trải chi phí trước khi người lao động xuất cảnh như chi phí môi giới trả cho phía nước ngoài, tiền vé máy bay, vv...

125

Phát triển các dịch vụ phục vụ người lao động ở nước ngoài như cung cấp văn hoá phẩm, báo chí, thực phẩm truyền thống; mở rộng mạng lưới nhận và chi trả tiền của người lao động gửi về đến tận gia đình.

Quy định rõ trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý lao động ngoài nước đảm bảo người lao động yên tâm làm việc, hoàn thành hợp đồng lao động, về nước đúng hạn. Xử phạt hành chính, phê bình trước khu dân cư, tổ dân phố những gia đình có người đi lao động nước ngoài vi phạm pháp luật.

Xây dựng các chương trình huy động khoản ngoại tệ của người lao động gửi về nước để đầu tư phát triển mang lại lãi suất cao hơn cho gia đình và cá nhân người lao động như mua sắm cổ phần, công trái, trái phiếu, vv...

Thành lập một số trung tâm hỗ trợ gia đình người lao động xuất khẩu, trợ giúp người lao động về nước tìm được việc làm phù hợp với trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc của họ ở nước ngoài.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì về chính sách đối với gia đình và cá nhân người lao động.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 121 -128 )

×