Chủ trƣơng, chính sách của Việt Nam về xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 38 - 44)

Năm 1975, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, nước ta đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn cả về kinh tế, xã hội, ngoại giao. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (khoảng 2,3%/năm), hàng triệu người lao động không có việc làm, vốn cho đầu tư phát triển nhỏ giọt, đất nước bị cấm vận, nhu cầu giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động để phát triển kinh tế, xây dựng lại đất nước hết sức cấp bách.

Ngày 29/11/1980, Chính phủ ra Nghị quyết số 362/CP về việc đưa một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn và bồi dưỡng tay nghề nhằm "giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên ta, thông qua hợp tác lao động nhờ các nước anh em đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế nước ta sau này". Từ năm 1984, Chính phủ Việt Nam chủ trương mở rộng sự hợp tác lao động ra một số nước phi XHCN "cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển ở châu Phi và Trung cận Đông".

Thực hiện định hướng đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ ủy nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước,... ký kết Hiệp định về Hợp tác lao động với Chính phủ các nước Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Cộng hoà Nhân dân Bun-ga- ri và Tiệp Khắc đưa lao động Việt Nam sang làm việc. Một số lượng lao động khác được đưa sang làm việc ở I-rắc, Li-bi. Các chuyên gia về y tế, giáo dục

36

và nông nghiệp được đưa sang làm việc ở một số nước châu Phi như Công- gô, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, An-giê-ri, vv...

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986, chủ trương "mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài kết hợp với đào tạo nghề cho thanh niên và nâng cao trình độ cho chuyên gia; chọn lựa người đúng tiêu chuẩn; bố trí cơ cấu ngành nghề thích hợp; quản lý chặt chẽ về tổ chức và tư tưởng; cùng với nước sở tại chăm sóc đời sống vật chất, văn hoá của những người đi lao động ở nước đó; tổ chức chu đáo việc gửi tiền, hàng hoá về cho gia đình; sắp xếp việc làm cho những người đã làm việc, học nghề ở nước ngoài về".

Thực hiện chính sách Đổi mới, ngày 30/6/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 108/HĐBT, khẳng định mục tiêu kinh tế của xuất khẩu lao động và lần đầu tiên cho phép các tổ chức kinh tế hoạt động dịch vụ việc làm ngoài nước dưới hình thức hợp tác trực tiếp với các xí nghiệp, giữa ngành với ngành; tuy nhiên việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế tập trung thông qua Hiệp định liên Chính phủ.

Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện: cả kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN. Cuộc chiến Vùng Vịnh 1991 - 1992 làm cho tình hình thế giới thay đổi sâu sắc. Ở các nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp tràn lan, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài giảm sút, thị trường lao động bị thu hẹp. Chính phủ Việt Nam tạm thời ngừng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời nghiên cứu, tìm tòi một giải pháp xuất khẩu lao động mới, phù hợp với thị trường lao động quốc tế.

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) xác định: "Chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm hướng vào việc phát

37

triển một số ngành và địa bàn trọng điểm, tạo được nhiều việc làm... xây dựng kết cấu hạ tầng, mở mang các ngành dịch vụ, xuất khẩu lao động".

Ngày 09/11/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 370/HĐBT ban hành Quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng luật pháp và truyền thống dân tộc của nhau. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chủ trương xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường.

Ngày 23/6/1994, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động, trong đó có các quy định về việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Điều 18, 134, 135 và Điều 184). Để hướng dẫn những điều khoản này, ngày 20/01/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1995/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tiếp đó, ngày 20/9/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP thay thế Nghị định số 07/1995/NĐ-CP. Năm 2002, Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung, trong đó các quy định về xuất khẩu lao động được sửa đổi bổ sung nhiều nhất. Ngày 17/7/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài thay thế Nghị định 152/1999/NĐ-CP. Ngoài ra, là hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, Nghị định số 141/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và liên Bộ Tài

38

chính - Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các văn bản nêu trên.

Đặc biệt, ngày 29/11/2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007), trong đó quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật này áp dụng với các tổ chức, cá nhân là:[15]

1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức:

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

Hợp đồng cá nhân.

3. Người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

39

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong Luật này, ngay tại Điều 5 đã khẳng định chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể là:

1. Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài.

2. Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.

4. Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài.

5. Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Vì xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính xã hội, bản chất là xuất khẩu sức lao động, mà sức lao động thì luôn gắn trực tiếp với người lao động cụ thể (cho nên trong luật không dùng từ "xuất khẩu lao động"mà là "đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài"). Hoạt động xuất khẩu lao động cần được quản lý đặc biệt chặt chẽ. Vì lẽ đó, trong Luật cũng khẳng định hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà

40

nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để được cấp phép, ngoài vốn pháp định, doanh nghiêp phải có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế, doanh nghiệp có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ và khi được cấp phép, doanh nghiệp phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Luật này cũng quy định điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể: người lao động phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt, đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận lao động, đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết và không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Để hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị

41

định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và 16 văn bản pháp luật khác tạo thành hành lang pháp lý cho công tác xuất khẩu lao động hiệu quả hơn.

Có thể nói, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã tương đối đầy đủ, điều chỉnh được phần lớn quan hệ xã hội quan trọng phát sinh trong lĩnh vực này, tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động; tháo gỡ một phần những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn nhằm đẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam sang tất cả các thị trường, trong đó có thị trường EU.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU (Trang 38 - 44)