Kinh tế tư nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp. Tạo môi trường thực sự cho KTTN phát triển đồng nghĩa với phát triển KTTT. Cụ thể:
- Kinh tế tư nhân phải được thực sự tự do phát triển.
Hoạt động trong nền KTTT, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy tính năng động, độc lập tự chịu trách nhiệm và có khả năng khai thác tối đa mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh không đảm bảo bình đẳng cho doanh nghiệp là môi trường méo mó, biến dạng, dễ nảy sinh những tiêu cực, bất công. KTTN là một bộ phận của nền kinh tế, tồn tại khách quan, được pháp luật thừa nhận, vì vậy nó phải được bình đẳng, tự do kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam những doanh nghiệp nào có quan hệ cá nhân thân mật với cơ quan quản lý nhà nước thì làm ăn thuận lợi. Trái lại, những doanh nghiệp chỉ biết làm ăn chân chính, theo đúng pháp luật lại thường gặp khó khăn, bị kìm hãm, rất khó hoạt động. Như vậy, nhà nước cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây thực chất là tạo cơ
28
chế tự do nhập ngành của các nhà cung cấp hàng hóa. Sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường sẽ góp phần loại bỏ được những ưu thế giả tạo cho những chủ thể khác.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.
Cạnh tranh không loại trừ hợp tác, cạnh tranh tạo điều kiện hợp tác. Cạnh tranh là cơ chế để doanh nghiệp tồn tại được trong cơ chế thị trường. Kết quả của cạnh tranh là sự thắng lợi của một cách thức sản xuất tối ưu, có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự bất bình đẳng trong cạnh tranh đã hạn chế lớn việc khai thác tiềm năng của KTTN. Ngược lại, nếu có sự bình đẳng thì KTTN sẽ phát huy được thế mạnh, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.