Vai trò của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ (Trang 27)

Sự phát triển của KTTN ở nước ta trong thời gian qua đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm vốn đầu tư, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh, nguồn lực con người, thông tin,…

Nhiều người cho rằng, nếu không có kinh tế nhà nước (mà bộ phận quan trọng là doanh nghiệp nhà nước), thì không thể thực hiện được định hướng XHCN cho nền kinh tế, nhưng nếu không có KTTN thì lại không thể có KTTT. Vai trò của KTTN được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:

1.2.2.1. Tạo vốn cho nền kinh tế

- Trong những năm qua, khu vực KTTN đã và đang huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội. Với đặc tính là quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân có thể dễ dàng huy động được những đồng vốn dư thừa trong dân cư vào các hoạt động kinh tế. Tính từ năm 2000, kể từ khi có Luật doanh nghiệp, vốn đầu tư của tư nhân tăng liên tục. Giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội tăng lên nhanh chóng: 20% năm 2000, 22,6% năm 2001, 25,3% năm 2002, 31,1% năm 2003, 37,7% năm 2004, 38% năm 2005, 38,1% năm 2006, 38,5% năm 2007, 35,2% năm 2008, 33,9% năm 2009 và ước đạt 36,1% vào năm 2010 [31]. Cùng với những đóng góp về vốn đầu tư tư nhân trong nền kinh tế thì quy mô vốn đầu tư cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân cũng ngày càng cao hơn. Hơn nữa, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng và là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với việc phát triển kinh tế của tất cả các địa phương trong cả nước.

21

- Khu vực kinh tế tư nhân cũng có những đóng góp đáng kể để tăng nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Nguồn thu từ thuế của doanh nghiệp khối tư nhân cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Sự lớn mạnh của khu vực KTTN góp phần làm tăng hiệu quả của công tác thu thuế cho ngân sách nhà nước. Trong nền KTTT, KTTN phát triển trên nhiều lĩnh vực, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nên hiệu quả thu thuế ngày càng được nâng lên. Cụ thể, trong 3 năm: Từ ngày 1/7/2006 đến 30/6/2007, các doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách tỉnh trên 551 tỷ đồng, chiếm 69,72% tổng thu ngân sách trên địa bàn cùng thời điểm; từ ngày 1/7/2007 đến 30/6/2008 đóng góp trên 607 tỷ đồng, chiếm 64,8% tổng thu ngân sách cùng thời điểm; từ ngày 1/7/2008 đến 30/6/2009 đóng góp gần 695 tỷ đồng, chiếm 63% tổng thu ngân sách cùng thời điểm.

Ngoài đóng góp vào ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường xá,…ở tất cả các địa phương trong cả nước.

1.2.2.2. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng CNH, HĐH

- KTTN có tốc độ tăng trưởng nhanh, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực KTTN là đều đặn và xấp xỉ tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế.

22

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: % Năm Tốc độ tăng trưởng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Toàn bộ nền kinh tế 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 Kinh tế nhà nước 7,75 7,37 6,17 5,91 4,36 3,99 Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế tập thể 3,83 3,98 3,51 3,32 3,01 2,85

Kinh tế tư nhân 12,3 14,01 14,85 15,73 10,97 9,43

Kinh tế cá thể 6,21 7,49 7,56 8,58 7,16 6,19

Kinh tế có vốn đầu tư NN 11,51 13,22 14,33 13,04 7,85 4,81

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam & Thế giới, 2009-2010)

Như vậy, cùng với sự tăng trưởng của khu vực KTTN trong những năm qua là sự đóng góp ngày càng lớn của khu vực này vào GDP

Bảng 1.2: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (tính theo giá hiện hành)

Đơn vị: tỷ đồng,%

2004 2007 2009

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ GDP 715.307 100 1.143.751 100 1.658.400 100 Kinh tế nhà nước 279.704 39,1 410.883 35,93 582.700 35,13 Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế tập thể 50.718 7,09 84.000 6,21 90.400 5,45 Kinh tế tư nhân 60.703 8,49 116.505 10,18 182.700 11,02 Kinh tế cá thể 215.926 30,19 339.868 29,72 498.600 30,07 Kinh tế có vốn đầu tư NN 108.256 15,13 205.400 17,96 304.000 18,33

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam & Thế giới, 2010 - 2011)

Sự đóng góp của khu vực KTTN vào GDP của cả nước trong những năm qua chỉ đứng sau khu vực kinh tế nhà nước. Điều này cho thấy sự lớn mạnh của khu vực KTTN trong hầu hết các lĩnh vực và ngày càng đóng góp vị trí quan trọng trong GDP cả nước.

- KTTN đã góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH.

Do đặc điểm kinh doanh của khu vực KTTN là đầu tư nhiều vào các lĩnh vực thương mại – dịch vụ nên nó góp phần vào việc làm tăng giá trị

23

ngành thương mại – dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm dần mặc dù số lượng tuyệt đối vẫn không ngừng được tăng lên, còn tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng lại tăng lên đều qua các năm (từ 38,55% năm 2002 lên 41,09% năm 2010). Điều đó cho thấy kinh tế nước ta đang dịch chuyển dần theo hướng tiến bộ, công nghiệp hóa. Tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ lại không có nhiều biến đổi, điều đó lại cho thấy xu hướng hiện đại hóa vẫn chưa rõ nét trong nền kinh tế nước ta. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành như trên trước hết là kết quả của đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có sự đóng góp hết sức to lớn của khu vực KTTN.

Sự phát triển của khu vực KTTN cũng thu hút được ngày càng nhiều lao động nông thôn vào các ngành phi nông nghiệp, nhất là giai đoạn đô thị hóa đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Trình độ sản xuất kinh doanh của khu vực này ngày càng tiến bộ hơn, số lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng. Ngoài ra, khu vực KTTN còn tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu hoặc tham gia vào xuất khẩu trực tiếp. Có thế nói, KTTN đã có những đóng góp lớn vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước, đã thu hút, huy động một nguồn vốn lớn (trong nước và nước ngoài) cho đầu tư phát triển; hình thành đội ngũ doanh nhân giỏi, phát huy các nguồn lực kinh tế khác thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2.2.3. Góp phần tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống kinh tế

Sự phát triển của KTTN làm cho sở hữu của nền kinh tế nước ta đa dạng hơn. Nếu trước đây về mặt pháp lý chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể thì hiện nay quan hệ sở hữu được thừa nhân một cách đa dạng hơn: trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24

thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.

Sự đa dạng hóa về sở hữu kéo theo sự biến đổi về quan hệ phân phối và quản lý làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đồng đều giữa các vùng, ngành trong cả nước. Nhờ vậy, tạo khả năng huy động rộng rãi tiềm năng, nguồn lực, động lực trong toàn xã hội để đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo nhiều của cải cho xã hội.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị kinh tế thuộc khu vực tư nhân trong các lĩnh vực và ngành sản xuất kinh doanh, còn có ý nghĩa tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh với doanh nghiệp nhà nước, đẩy lùi tình trạng độc quyền qua đó góp phần gia tăng tình hiệu quả của nền kinh tế.

Việc phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh của KTTN làm cho quyền làm chủ về kinh tế của người dân được phát huy. Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhân thông tin. Quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế ngày càng mở rộng, đặt ra yêu cầu phải đổi mới về tổ chức quản lý của nhà nước đối với khu vực KTTN sao cho phù hợp với tiến trình dân chủ, cũng như góp phần thúc đẩy, nâng cao đời sống văn hóa, tình thần của toàn xã hội.

1.2.2.4. Tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với các nước đang phát triển như nước ta, một trong những đặc điểm chung và lớn nhất là có số lượng lao động đông, số lao động thiếu việc làm nhiều, trong khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Do đó vấn đề giải quyết việc làm và sử dụng hết số lượng lao động có tầm quan trọng hàng đầu để tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội do thất nghiệp và thiếu việc làm gây ra.

25

Trong thời gian qua, khu vực KTTN được khuyến khích phát triển, đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động. Bởi vậy, mặc dù tỷ trọng của khu vực KTTN trong GDP chiếm trên 40% nhưng đã sử dụng tới gần 85% tổng lao động xã hội. Số liệu thống kê cho thấy những năm vừa qua khu vực KTTN có khả năng thu hút nhiều lao động nhất. Năm 2000, lao động trong khu vực KTTN là 21.017.326 người, chiếm 56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong tổng lao động xã hội. Trong bốn năm từ 1997 – 2000, khu vực KTTN thu hút thêm 997.000 lao động, gấp 6,6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước. Từ năm 2000 đến 2003, khu vực KTTN đã tạo gần hai triệu chỗ làm việc mới cho người lao động, với trình độ kỹ năng lao động, tay nghề ngày một cao hơn.

Trong tổng số lao động đang làm việc tăng lên trong nền kinh tế trong năm 2009 so với năm 2000 (10.668,3 nghìn người), thì: khu vực nhà nước tăng 1.126,2 nghìn người, chiếm 10,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 8.228,9 nghìn người, chiếm 77,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.226,2 nghìn người, chiếm 11,5%.

Trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp tăng thêm trong thời gian từ 2000 đến năm 2008 (4.721 nghìn người) thì: doanh nghiệp nhà nước giảm 377,8 nghìn người; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 3.676,9 nghìn người, trong đó tư nhân tăng 329,6 nghìn người, các loại khác tăng 3.232,8 nghìn người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.421,9 nghìn người. [31]. Số liệu trên chứng tỏ khu vực ngoài nhà nước trở thành khu vực chủ yếu thu hút số lao động của cả nước, đồng thời cũng là khu vực chủ yếu giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm.

Ngoài việc tạo việc làm cho người lao động, phần lớn các doanh nghiệp đang phải tự đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Hình thức đào tạo đa dạng và linh hoạt như kèm

26

cặp, hướng dẫn, tổ chức hoạc việc và huấn luyện, gửi đến các trung tâm hay các trường dạy nghề,…Bên cạnh đó, để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân phải luôn tìm tòi những biện pháp tổ chức lao động, quản lý có hiệu quả nhất, vì vậy kỷ luật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính điều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ những người lao động có kỹ năng và tác phong công nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình phát triển đã đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ nên trình độ, kỹ năng của người lao động cũng nhanh chóng được nâng cao.

1.2.2.5. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Sự đóng góp của KTTN vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là các đơn vị kinh tế của khu vực tư nhân, liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài, thông qua nhiều hình thức khác nhau và rất linh hoạt. Do điều kiện lịch sử của đất nước, KTTN trong nước còn có mối quan hệ rộng khắp ở nước ngoài, đặc biệt là với hai triệu người Việt ở các nước phát triển.

Những năm gần đây, đã có không ít các doanh nghiệp trong nước thức hiện đầu tư ra nước ngoài, mà trước hết là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân; với những lợi thế và sự kinh hoạt của mình, bước đầu đã xây dựng được hình ảnh của những doanh nhân Việt trong hội nhập kinh tế như: Bitis’, Kinh Đô, Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai,…Trong điều kiện đó, việc tích cực là chủ động hội nhập, không thể là của riêng một doanh nghiệp hoặc một thành phần kinh tế nào, mà là của toàn xã hội, trong đó có phần đóng góp rất lớn của khu vực KTTN.

Nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, không thể không kể đến sự đóng góp ngày càng lớn của khu vực KTTN. Thực tiễn đang chứng tỏ năng lực và sự vươn lên mạnh mẽ của KTTN trong hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

27

hàng hóa năm 2006 đạt mức cao nhất từ trước tới nay, cao gấp 16,5 lần năm 1990, gấp 3,7 lần năm 1995 vầ gấp 2,7 lần năm 2000. Quy mô xuất khẩu bình quân một tháng trong năm 2006 đạt trên 3,3 tỷ USD, cao hơn mức cả năm của các năm từ 1993 về trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong 11 nước khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 16/44 nước và vùng lãnh thổ Châu Á, đứng thứ 39/165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những thành tựu trên có phần đóng góp rất lớn của khu vực KTTN, cũng theo báo cáo của Bộ Công thương, KTTN luôn đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước và ngày càng tăng lên về tỷ trọng.

1.3. Điều kiện tồn tại và phát triển kinh tế tƣ nhân

1.3.1. Tự do phát triển theo pháp luật

Kinh tế tư nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp. Tạo môi trường thực sự cho KTTN phát triển đồng nghĩa với phát triển KTTT. Cụ thể:

- Kinh tế tư nhân phải được thực sự tự do phát triển.

Hoạt động trong nền KTTT, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy tính năng động, độc lập tự chịu trách nhiệm và có khả năng khai thác tối đa mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh không đảm bảo bình đẳng cho doanh nghiệp là môi trường méo mó, biến dạng, dễ nảy sinh những tiêu cực, bất công. KTTN là một bộ phận của nền kinh tế, tồn tại khách quan, được pháp luật thừa nhận, vì vậy nó phải được bình đẳng, tự do kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam những doanh nghiệp nào có quan hệ cá nhân thân mật với cơ quan quản lý nhà nước thì làm ăn thuận lợi. Trái lại, những doanh nghiệp chỉ biết làm ăn chân chính, theo đúng pháp luật lại thường gặp khó khăn, bị kìm hãm, rất khó hoạt động. Như vậy, nhà nước cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây thực chất là tạo cơ

28

chế tự do nhập ngành của các nhà cung cấp hàng hóa. Sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường sẽ góp phần loại bỏ được những ưu thế giả tạo cho

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ (Trang 27)