KTTN là đối tượng bị quản lý của nhà nước, do đó chính sách của nhà nước là những văn bản hướng dẫn, quy định, quyết định và biện pháp của nhà nước tạo lập để tác động vào KTTN nhằm đạt được mục tiêu mà nhà nước đã xác định.
Chính sách, pháp luật của Nhà nước là những nhân tố rất quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của KTTN, nếu chính sách phù hợp với thực tiễn sẽ tạo lập môi trường ổn định, thuận lợi thì KTTN sẽ phát triển tốt; ngược lại sẽ gây cản trở trong hoạt động của khu vực KTTN. Nhà nước thể chế hóa đường lối chủ trương, đường lối của Đảng bằng pháp luật và tổ chức thực thi chủ trương, đường lối đó.
Trong từng thời kỳ nhất định, chủ trương, đường lối của Đảng muốn hạn chế phát triển KTTN, Nhà nước sẽ đưa ra những chính sách hạn chế hoặc không khuyến khích KTTN phát triển. Ngược lại, khi Đảng có chủ trương phát triển KTTN, Nhà nước sẽ có những chính sách thông thoáng, tạo kiện cho mọi người dân có quyền được tự do đăng ký kinh doanh, được quyền làm gia mà Nhà nước không cấm. Chính sách và pháp luật của Nhà nước bao gồm
29
những vấn đề sau:
- Sự thống nhất trong quan điểm và nhận thức về phát triển KTTN tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực này. Sự thống nhất trong quan điểm và nhận thức về KTTN là nền tảng cho khu vực này phát triển. Sự thống nhất quan điểm và nhận thức như cam kết từ phía Đảng và Nhà nước để giải phóng tư tưởng đối với KTTN.
- Chiến lược và quy hoạch phát triển đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTTN. Nếu chiến lược, quy hoạch đúng và công khai cho doanh nghiệp tư nhân được biết sẽ giúp cho thương nhân có những định hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn và ngược lại, nếu chiến lược và quy hoạch không được công khai thì các doanh nghiệp tư nhân khó có thế đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hiện tại mà ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động lâu dài của các doanh nghiệp tư nhân.
Chính sách phát triển KTTN là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khu vực kinh tế này, nếu Nhà nước có chính sách đúng đắn nó sẽ thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển và ngược lại, nếu chính sách sai nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Chính sách phát triển KTTN giúp khai thác và phát huy có hiệu quả khu vực kinh tế này vào phát triển thương mại nói riêng và kinh tế, xã hội của đất nước nói chung.
Thực tế công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua với chủ trương xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, kết hợp các thành phần kinh tế, đặc biệt là tập trung phát triển KTTN là bước đi đúng đắn hợp quy luật. Có thể nói, thông qua chính sách của Nhà nước, KTTN đã được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ trong nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
30
các hình thức kinh tế thuộc khu vực KTTN phát triển. Thực tế đã chứng minh đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
Hộp 1.2. Kinh tế tư nhân cần một chính sách đồng bộ
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần nhanh chóng giải quyết tình trạng các chính sách về khu vực tư nhân rời rạc, thay vào đó một chiến lược nhất quán với sự điều phối và tham gia tích cực của chính phủ, các ban ngành...
Ông Marshall Mays, chuyên gia tư vấn của ADB, phân tích kinh tế tư nhân có lợi thế năng động trong việc huy động vốn và đầu tư sản xuất, nguồn nhân lực dồi dào và sáng tạo.
Bà Phạm Chi Lan, Cố vấn Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, cho rằng, một trong những vướng mắc hiện nay là các văn bản chính sách và các chế tài thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sự minh bạch và khó hiểu. Việc thực thi các luật thiếu sự điều phối giữa các ngành, các cấp và các bên tham gia. Ngoài ra, những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, quyền sử dụng đất, nguồn lao động, thông tin và hạ tầng cơ sở yếu kém, thiếu các dịch vụ hỗ trợ, cộng với chi phí hoạt động kinh doanh quá cao... đang là những rào cản hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế này.
Hiện kinh tế tư nhân đóng góp đến 49% GDP cả nước, chiếm 27% trong các ngành công nghiệp chế biến. Mỗi năm, khối tư nhân tạo ra 2 triệu công ăn việc làm.
31
1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tƣ nhân của một số địa phƣơng
1.4.1. Khái quát sự phát triển của KTTN ở Vĩnh Phúc và Bắc Ninh
1.4.1.1. Phát triển KTTN ở Vĩnh Phúc
Sau khi tách tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp chiếm 50 – 55% GDP của tỉnh. Nhờ có những chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp phù hợp nên Vĩnh Phúc được biết đến như một điển hình về sự vươn lên từ một tỉnh thuần nông đang trên đà phát triển thành một tỉnh công nghiệp. Một trong những lĩnh vực được Vĩnh Phúc ưu tiên phát triển là khu vực KTTN.
- Tỉnh đã thực hiện công tác cải cách hành chính theo đúng yêu cầu của Nghị quyết trung ương 5 (khóa X) và bám sát nội dung, yêu cầu của Chương trình tổng thể của Chính phủ, phù hợp với tình hình của tỉnh. Tỉnh đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền của các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; thủ tục hành chính được rà soát để được đơn giản hơn, cải thiện một bước trong quan hệ giữa Nhà nước với công dân.
- Tháo gỡ những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với KTTN: Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia đấu giá công khai để thuê mặt bằng sản xuất. Đồng thời, tỉnh phát triển thị trường bất động sản, bố trí và sử dụng đất trên toàn tỉnh, tăng cường hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về lĩnh vực đất đai. Tỉnh đã có những ưu đãi mạnh về thuế, phí, thời hạn thuê đất để thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng nhằm thu hút tối đa vốn đầu tư của tư nhân. Các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện khó khăn và các xã miền núi của tỉnh được miễn tiền thuê đất 8 năm; đầu tư vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp được miễn thuê đất 5 năm; các dự án về khu chung cư cao
32
tầng, các công trình văn hóa, vui chơi, giải trí, chế biến nông sản, thực phẩm (sử dụng trên 30% nguyên liệu tại tỉnh) được miễn 100% tiền thuê đất.
- Tỉnh đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân: đã từng bước củng cố duy trì và mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nguồn vốn cho vay phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp có dự án xây chung cư, nhà ở cho thuê đô thị, phục vụ các khu công nghiệp; các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ lãi suất tiền vay.
- Tỉnh còn thực hiện những chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho KTTN: tỉnh chú trọng đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có tay nghề cao, hỗ trợ đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, tiếp cận kiến thức mới cho các chủ doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, các doanh nghiệp mới đầu tư sử dụng lao động chưa qua đào tạo của tỉnh được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000đ/người.
Ngoài ra, để kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, Vĩnh Phúc đã có những kiến nghị Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân: hỗ trợ về đào tạo nhân lực, vốn đầu tư, giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Nhờ có những chính sách đúng đắn, những năm qua, kinh tế tư nhân Vĩnh Phúc liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1997, cả tỉnh mới có 91 doanh nghiệp tư nhân, đến tháng 6 năm 2004, số doanh nghiệp tư nhân là 930, tăng gấp hơn 10 lần và với số vốn đăng ký là 2.170 tỷ đồng, tăng gấp gần 25 lần so với tổng số vốn đăng ký từ năm 1999 trở về trước. Đến hết tháng 8- 2009, tỉnh có 2.850 doanh nghiệp dân doanh, vốn đăng ký đạt 12.610 tỷ đồng,
33
so với năm 2002 tăng gấp 6,4 lần về số lượng doanh nghiệp và gấp 17 lần về số vốn đăng ký; số hộ kinh doanh cá thể là 31.100 hộ, so với năm 2002 gấp 2 lần về số lượng. Số này đóng góp cho ngân sách địa phương năm sau cao hơn năm trước, riêng năm 2008 đạt 290 tỷ đồng, chiếm 3,1% số thu ngân sách trên địa bàn. Giá trị tăng thêm khu vực kinh tế tư nhân cũng tăng rất mạnh, năm 2008, 3.577 tỷ đồng, chiếm tới 36,7% giá trị tăng thêm trên địa bàn; giá trị sản xuất năm 2008 đạt 8.644 tỷ đồng, chiếm 21,6 % giá trị sản xuất trên địa bàn; giải quyết việc làm cho 60.700 lao động, chiếm 10,16% số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế, thu nhập bình quân đạt 1,4 triệu đồng/người/tháng…
1.4.1.2. Phát triển KTTN ở Bắc Ninh
Trong những năm qua, thành phần kinh tế tư nhân tại Bắc Ninh đã có đóng góp hết sức quan trọng vào sự phát triển của địa phương. Đó là nhờ tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách và giải pháp phù hợp, khuyến khích KTTN phát triển. Cụ thể:
- Tỉnh tiến hành cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước: Bắt đầu thực hiện những kế hoạch cải cách thủ tục hành chính theo chính sách một cửa từ năm 2005, không sớm so với các tỉnh khác trong cả nước, nhưng cũng không quá muộn, và Bắc Ninh đã thực hiện đồng loạt trong nhiều cơ quan, đặc biệt là phải quán triệt theo chính sách một cửa liên thông. Mọi văn bản, giấy tờ, đặc biệt là các thủ tục cấp phép cho các hoạt động đầu tư, hoạt động thành lập doanh nghiệp... đều thực hiện theo chính sách mới với nhiều thuận lợi này. Cơ chế một cửa được áp dụng đối với các xã, phường, thị trấn, các cấp, các ngành; thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục đăng ký kinh doanh, rút ngắn thời gian cấp 03 thủ tục là đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và con dấu cho doanh nghiệp từ 30 ngày xuống còn tối đa 07 ngày, giảm số lần đi lại của công dân trong thành lập doanh nghiệp từ 13 lần
34
xuống còn 03 lần, giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí, sớm gia nhập thị trường.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, uốn nắn, xử lý các sai phạm để các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Năm 2003, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã lập Ban chỉ đạo kiểm tra doanh nghiệp toàn diện, trực tiếp kiểm tra điểm và yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã cùng tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả đã đạt được và đề ra các nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện. Các ngành tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra doanh nghiệp, điển hình Công an tỉnh đã phát hiện một số vụ sai phạm liên quan đến điều kiện nhân thân, vi phạm pháp luật. Năm 2004, sở Kế hoạch - Đầu tư đã phối hợp với cục Thuế, sàng lọc và tiến hành thu hồi đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động hơn 100 doanh nghiệp vi phạm quá 01 năm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không đăng ký mã số thuế. Đến nay đã thông báo thu hồi giấy chứng nhận đăng ký và xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh đối với gần 340 doanh nghiệp. Đã tiến hành điều tra khảo sát doanh nghiệp để hình thành cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của toàn tỉnh; xúc tiến nối mạng quốc gia về doanh nghiệp nhằm quản lý tốt hơn doanh nghiệp hoạt động theo Luật.
- Tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ xúc tiến đầu tư tư nhân trong nước bao gồm: hỗ trợ tiền giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, kinh phí đào tạo nghề, kinh phí cải tiến kỹ thuật, công nghệ; kinh phí hình thành vốn lưu động ban đầu, kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp...
- Trong những năm qua, tỉnh đã có rất nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp tư nhân thông qua các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, tiền thuê đất, thuê mặt bằng, nhà cửa, vật kiến trúc.
35
thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế như Công ty cổ phần tập đoàn HANAKA, Công ty sơn tĩnh điện Việt Thái… Bắc Ninh hiện có khoảng 3.100 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 16 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có số vốn đăng ký là 5,2-5,5 tỷ đồng. Trong đó: 559 doanh nghiệp tư nhân, 482 công ty cổ phần và 1.991 công ty TNHH; 246 chi nhánh, 27 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp.Có thể khẳng định, từ năm 2000, khi Luật doanh nghiệp được thi hành, cùng với sự ưu tiên, thông thoáng về cơ chế chính sách của tỉnh đã thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô kinh doanh. Kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách. Nếu như năm 2002 số thuế nộp chỉ đạt 20.016 triệu đồng thì năm 2006 đã tăng lên 110.245 triệu đồng; 2007 là 205.245 triệu đồng và đến 2008 đã tăng gần 1,5 lần tương ứng 327.102 triệu đồng. Rõ ràng doanh nghiệp tư nhân ở Bắc Ninh đang hoạt động hiệu quả, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về tiền vốn, lao động, tay nghề bậc thợ, nhất là các vùng có nhiều làng nghề truyền thống, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết hàng chục nghìn lao động có việc làm, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn tự thấy rằng, họ cần phải tiến hành mạnh mẽ việc cải cách nhằm tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, phát huy mạnh mẽ tiềm lực kinh tế trong dân, thu hút doanh nghiệp từ ngoài tỉnh và nước ngoài, tăng nhanh hơn nữa số lượng, quy mô doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xoá bỏ phiền hà, minh bạch hoá các
36
quyết định về chính sách, trợ giúp thông tin đối với doanh nghiệp; công khai quy hoạch phát triển, xây dựng, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ các cơ quan tỉnh; ban hành quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết thủ tục đầu tư của