Sự bất cập trong hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 72)

của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình

Thứ nhất, về quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, và các thành viên gia đình. Quan hệ của các thành viên trong gia đình là yếu tố quyết định đến sự hạnh phúc, hoà thuận, no ấm của một tổ ấm. Tuy nhiên, khi thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình 2000 trên thực tế thì một số quyền còn chƣa quy định, hay chƣa cụ thể gây nhiều khó khăn:

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con còn quá chung, chƣa cụ thể và không phù hợp, nhất là trong quan hệ giữa cha mẹ với con đã thành niên. Việc quy định không rõ ràng có thể tạo sự nhận thức không đúng về trách nhiệm của cha mẹ đối với con và của con đã thành niên đối với cha mẹ.

- Bên cạnh đó, trong đời sống xã hội vẫn tồn tại trƣờng hợp cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dƣỡng, cấp dƣỡng đối với con, đặc biệt là khi con bị tàn tật, không có khả năng tự nuôi bản thân hoặc con không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dƣỡng cha mẹ khi già yếu, cô đơn.

- Quan hệ “người thân thích” có quyền và nghĩa vụ với nhau đƣợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật, nhƣng Bộ luật dân sự 2005 và Luật Hôn nhân và gia đình 2000 chƣa có quy định cụ thể về ngƣời thân thích và phạm vi ngƣời thân thích dẫn tới cách hiểu và việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 chƣa có giải thích về khái niệm “thành viên gia đình”,

trong khi Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định “bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

- Luật còn thiếu quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời nuôi dƣỡng mà không phải là cha, mẹ, con của ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng; không ghi nhận đầy đủ những lợi ích của ngƣời nuôi dƣỡng giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ vợ; con riêng với cha dƣợng, mẹ kế; anh, chị, em nuôi nhau….

- Pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những ngƣời chung sống nhƣ vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Trong khi đó, gia đình của ngƣời dân tộc ít ngƣời chủ yếu là gia đình lớn, có nhiều thế hệ chung sống với nhau. Do đó, khi có tranh chấp tài sản và các quyền lợi khác sẽ ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của thành viên trong gia đình nhƣ con dâu hoặc con rể ở cùng gia đình. Do vậy, cần quy định rõ hơn về mối quan hệ này.

- Nhiều nội dung của giám hộ chƣa đƣợc Luật Hôn nhân và gia đình 2000 ghi nhận hoặc chƣa có sự đồng, bộ thống nhất với quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự 2005 khi áp dụng pháp luật chuyên ngành thì địa phƣơng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: các trƣờng hợp giám hộ đƣơng nhiên, cử giám hộ, giám sát giám hộ giữa các thành viên trong gia đình…

Thứ hai, về quan hệ tài sản vợ chồng. Một khi đảm bảo quy định luật rõ rang về quan hệ tài sản vợ chồng thì khi đó quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình mới đƣợc bảo đảm.

- Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định chƣa rõ ràng về chế độ sở hữu tài sản của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Sự không minh bạch này gây hậu quả là sự không an toàn cho các giao dịch dân sự liên quan đến ngƣời thứ ba.

- Quy định về tài sản trong hôn nhân chủ yếu đề cập đến tài sản tiêu dùng, quyền sử dụng đất, còn các tài sản khác nhƣ chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp khi một ngƣời tham gia đóng góp vốn thì chƣa đƣợc đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Ví dụ nhƣ khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng đối với phần tài sản đã đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc pháp luật quy định.

- Điều 25 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai ngƣời thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Trên thực tế, nhiều giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện, không phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (ví dụ, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch đầu tƣ, kinh doanh, hụi, họ, cho vay nặng lãi…), khi có tranh chấp xảy ra Luật chƣa quy định cụ thể khi nào vợ chồng phải chịu liên đới trong thực hiện nghĩa vụ với ngƣời thứ ba.

- Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cần phải giải thích các cụm từ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng là “tài sản có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình” (Điều 28), “các nghĩa vụ chung của vợ chồng”, “lý do chính đáng” (Điều 28, 29).

- Đối với việc lập tài sản trƣớc hôn nhân, việc chứng minh đâu là tài sản riêng trên thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nếu hai bên không có thỏa thuận trƣớc hoặc không có các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cụ thể. Việc lập hôn ƣớc trƣớc hôn nhân là cách ứng xử công bằng và tiến bộ. Đó là cơ sở để bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân.

Thứ ba về ly hôn.

- Về yêu cầu ly hôn, Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với ngƣời vợ, ngƣời chồng và không thể chuyển giao cho ngƣời khác. Thực tiễn hiện nay có rất nhiều trƣờng hợp cha hoặc mẹ viết đơn gửi Tòa án với tƣ cách là ngƣời đại diện xin ly hôn cho con của mình bị mắc bệnh tâm thần. Mặc dù sự việc trên có cả văn bản xác nhận của Hội liên hiệp phụ nữ, chính quyền địa phƣơng về hành vi ngƣợc đãi của ngƣời chồng, không chăm sóc cho ngƣời vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, có quan hệ tình cảm với ngƣời khác,… Có Tòa án thụ lý nhƣng lại gặp khó khăn vƣớng mắc về áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự về vấn đề đại diện.

- Về căn cứ ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định về căn cứ lý hôn dựa trên thực trạng quan hệ hôn nhân, không dựa trên yếu tố lỗi của vợ chồng trong việc làm phát sinh mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Việc xác định căn cứ ly hôn vì thế còn định tính, trừu tƣợng, khó xác định và cũng không bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp vợ chồng có yêu cầu chính đáng về ly hôn, ví dụ: ngoại tình, sống chung với ngƣời khác… Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định cụ thể thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng. Đồng thời, với tình hình thực tế hiện nay, nhiều trƣờng hợp bị truy nã, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự chƣa đƣợc xem là các căn cứ cho ly hôn.

- Về vấn đề chia tài sản khi ly hôn, Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc đƣợc chia đôi, nhƣng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không quy định cụ thể về hoàn cảnh của mỗi bên, tỷ lệ chia tài sản theo công sức đóng góp. Điều này dẫn đến việc áp dụng không thống nhất giữa các Tòa án.

Điều 96 của Luật quy định trƣờng hợp vợ chồng sống chung với gia đình một bên, khi ly hôn nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định đƣợc thì vợ hoặc chồng đƣợc chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung, cũng nhƣ vào đời sống chung của gia đình. Tuy nhiên, căn cứ để xem xét công sức đóng góp của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung không đƣợc quy định rõ ràng. Thực tế, nhiều trƣờng hợp khi ly hôn, ngƣời vợ không đƣợc chia tài sản chung trong khối tài sản chung với gia đình chồng, mặc dù trƣớc đó họ có một thời gian dài đóng góp công sức xây dựng khối tài sản đó.

Thứ tư, sự tương thích của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình.

Nhìn chung pháp luật về hôn nhân và gia đình của nƣớc ta hiện nay cơ bản phù hợp với Công ƣớc Cedaw và các công ƣớc quốc tế khác. Pháp luật đã có

những quy định công nhận quyền tự do, tự nguyện, không phân biệt đối xử trong kết hôn, chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng; quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản; lao động trong gia đình đƣợc coi nhƣ lao động sản xuất; quyền ly hôn của vợ chồng; quyền của con; quyền đƣợc làm cha, mẹ; các quyền nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con, các thành viên khác trong gia đình; quyền đƣợc an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, do nhu cầu thực thi pháp luật và pháp luật Việt Nam chƣa bao trùm đƣợc các vấn đề xã hội mới nảy sinh để bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ trên thực tế nên vẫn có nhiều điểm chƣa tƣơng thích so với công ƣớc CEDAW, ví dụ: tuổi kết hôn, từ ngữ còn phân biệt, quyền tài sản chung khi ly hôn, li hôn khi nguyên nhân là bạo lực gia đình,…

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 72)