Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về giới

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 64)

Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới đƣợc coi là một trong số các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Nghị định số 48/2009/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đã dành một Chƣơng II với 4 điều quy định cụ thể về vấn đề này. Luật Bình đẳng giới cũng dành một điều khoản quy định cụ thể về nội dung, hình thức tuyên truyền bình đẳng giới. Đây là cơ sở để các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về quyền bình đẳng của phụ nữ một cách có hệ thống và hiệu quả.

Trong mấy năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

- Hầu hết các Bộ, ngành và địa phƣơng đều xác định trọng tâm công tác bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay là tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới nhằm từng bƣớc nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, ngƣời lao động và nhân dân về lĩnh vực này.

- Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ƣơng và địa phƣơng đã mở các chuyên mục tuyên truyền về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình, truyền tải những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này tới mọi ngƣời dân một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai lồng ghép giới vào chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng Cao đẳng, đại học, các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên, sách giáo khoa, tài liệu hƣớng dẫn giáo viên, băng hình, tranh ảnh nhằm xóa bỏ sự thiên kiến giới từ trong trƣờng học.

- Bộ LĐTBXH phối hợp với Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, tập huấn mỗi năm cho các đối tƣợng ở các vùng miền, lĩnh vực khác nhau; In và phát hành rộng rãi hàng vạn tờ rơi giới thiệu về công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; biên soạn và phát hành “Sổ tay

công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ” với mục đích cập nhật, tuyên truyền các văn bản hƣớng dẫn công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình hiện hành.

- Những năm gần đây đã thu hút đƣợc sự tham gia của đối tƣợng là nam giới và các cấp lãnh đạo ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Hình thức truyền thông đƣợc thực hiện đa dạng, phong phú nhƣ: hội thảo, tập huấn, hội thi, hội diễn hay tọa đàm.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)