Hạn chế về quyền sử dụng đất và sử dụng các nguồn lực sản xuất của

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 78)

đúng. Bản thân ngƣời phụ nữ cũng chƣa thay đổi cách nhìn truyền thống về vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

2.2.3. Hạn chế về quyền sử dụng đất và sử dụng các nguồn lực sản xuất của phụ nữ của phụ nữ

Phần lớn phụ nữ không phải là ngƣời đứng tên quyền sử dụng đất đai hay quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đặc biệt là đối với phụ nữ nông thôn, đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất. Đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tuy cấp cho cả hộ gia đình nhƣng ngƣời chồng, với vai trò là chủ hộ, thƣờng là ngƣời đứng tên. Mặc dù, ngƣời phụ nữ vẫn có quyền đƣợc tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đến liên quan đến đất đai nhƣng họ thƣờng không có vị trí độc lập so với nam giới.

Nguyên nhân của thực trạng này đƣợc giải thích bởi các tục lệ truyền thống từ thời phong kiến để lại. Ngƣời chồng hoặc con trai thƣờng là chủ hộ và là ngƣời quyết định các công việc trong gia đình theo hệ tƣ tƣởng Nho giáo vẫn còn ảnh hƣởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của ngƣời dân. Hơn nữa, trên thực tế là nam giới chỉ khi có hoặc đƣợc gia đình giao cho một số tài sản nhất định, tức là khi đã vững vàng về kinh tế thì mới kết hôn nên tất nhiên sau khi kết hôn các tài sản này thƣờng đứng tên ngƣời chồng. Phụ nữ thƣờng chỉ đứng tên các tài sản là đất đai

và các tài sản gắn liền với đất trong những trƣờng hợp nhƣ: đƣợc thừa kế tài sản từ gia đình nhà mẹ đẻ, do chồng mất sớm… Các trƣờng hợp hai vợ chồng thoả thuận rằng ngƣời vợ sẽ đứng tên các tài sản này là rất hiếm.

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tỷ lệ thuận với quyền quyết định các tài sản có giá trị có thể đem cầm cố, thế chấp. Việc không đứng tên quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu tài sản có giá trị lớn đã hạn chế các cơ hội và thực tế tiếp cận các nguồn vốn của ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ chƣa có tiếng nói độc lập mà vẫn nghe theo ý kiến của chồng trong việc vay vốn, đầu tƣ vốn hoặc nếu ngƣời chồng không đồng ý thì họ sẽ từ bỏ các dự định vay vốn. Các thủ tục, giấy tờ vay vốn thƣờng đƣợc tiến hành bởi ngƣời chồng và do ngƣời chồng đứng tên. Ngƣời vợ chỉ đứng tên trong một số trƣờng hợp nhƣ vay từ các nguồn vốn do Hội phụ nữ quản lý, ngƣời chồng chƣa có giấy chứng minh nhân dân…

Bên cạnh các nguồn vốn và đất đai, tài sản gia đình, đặc biệt là tiền mặt thƣờng do phụ nữ quản lý nhƣng không có toàn quyền quyết định. Phụ nữ thƣờng giữ quyết định đối với các khoản chi tiêu nhỏ, hàng ngày của gia đình nhƣ các chi phí sinh hoạt, chi phí học hành và nuôi dạy con cái. Đối với các khoản chi lớn hơn thì bao giờ cũng phải có ý kiến của cả hai vợ chồng và phụ nữ thƣờng bị lép vế hơn so với chồng bởi nam giới thƣờng là trụ cột trong gia đình.

Việc nữ giới có đƣợc tham gia vào quá trình đƣa ra quyết định chi tiêu hay không và đƣợc tham gia bao nhiêu vào những quyết định chi tiêu trong gia đình, bao gồm cả chi tiêu cho con cái, là những yếu tố quan trọng thể hiện vai trò của ngƣời phụ nữ. Trong thực tế, khả năng sở hữu, kiểm soát và định đoạt tài sản của phụ nữ vẫn khác so với nam giới – đôi khi khác từ các quy định pháp lý. Và một lần nữa, những tình trạng này chỉ thay đổi chậm chạp khi các quốc gia giàu lên.

Trong gia đình, hai nhân tố quan trọng quyết định tiếng nói của ngƣời phụ nữ là thu nhập và quyền kiểm soát tài sản gia đình. Tăng trƣởng kinh tế có thể cải thiện điều kiện vật chất để thực hiện quyền làm chủ của ngƣời phụ nữ, trong đó nhìn chung phụ nữ trong các gia đình giàu có đã có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chỉ với thu nhập hộ gia đình cao hơn không đủ để xóa bỏ việc phụ nữ ít có khả năng thực hiện quyền làm chủ. Tất cả các yếu tố nhƣ thu nhập, tài sản hoặc khả năng làm

kinh tế của ngƣời phụ nữ đều góp phần làm tăng năng lực đàm phán hoặc tăng khả năng tham gia vào các quyết định gia đình của phụ nữ. Việc sở hữu một số lƣợng tài sản đáng kể giúp nữ giới có nhiều tiếng nói hơn trên nhiều khía cạnh trong gia đình và giảm nguy cơ bị bạo hành gia đình. Giữa tài sản, thu nhập, tỷ lệ đóng góp trong thu nhập hộ gia đình có quan hệ mật thiết với vấn đề bạo hành gia đình.

Nhƣng nếu thu nhập của nữ giới bị giới hạn trong các cơ hội kinh tế và quyền sở hữu tài sản do những thị trƣờng có vấn đề hoặc những rào cản kỳ thị giới, thì tiếng nói của nữ giới trong gia đình vẫn chỉ là con số không. Củng cố ảnh hƣởng xã hội này lại tạo ra một chuẩn mực xã hội cho rằng nam giới, chứ không phải là nữ giới, là ngƣời đƣa ra những quyết định lớn trong các gia đình.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)