Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền bình

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

trong hôn nhân và gia đình

2.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình

Từ năm 2004 đến nay, kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, các quy định bảo đảm sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực đã đƣợc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện ở tầm cao mới, rất nhiều văn bản của Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc đã ban hành, quy định trực tiếp việc bảo đảm quyền bình đẳng và lợi ích hợp pháp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề bình đẳng giới trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng ngày càng đƣợc hoàn thiện, đồng bộ, từng bƣớc hài hoà với pháp luật quốc tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, đó là các văn bản chính sau đây:

Đại hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất và tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò ngƣời công dân, ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời thầy đầu tiên của con ngƣời. Bồi dƣỡng, đạo tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp. Chăm lo bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành động bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”.

Văn kiện Đại hội Đảng XI năm 2011 tiếp tục khẳng định “thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ”, “nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình và nuôi dạy con”.

Từ đƣờng lối của Đảng về công tác phụ nữ, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cụ thể hoá đƣờng lối của Đảng về bình đẳng giới nói chung và bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bằng pháp luật. Luật Bình đẳng giới năm 2006 là một đạo luật đầu tiên ở Việt Nam điều chỉnh tập trung nhất các chế định về bình đẳng giới, tạo cơ sở pháp lý thực hiện, thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Với các nguyên tắc bình đẳng giới đƣợc xác định cụ thể trong các lĩnh vực trong đó có hôn nhân và gia đình và các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Yêu cầu mỗi công dân có trách nhiệm phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; trong gia đình, phải đối xử công bằng, tạo cơ hội nhƣ nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác. Luật Bình đẳng giới đã đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tế, chuyển từ cách tiếp cận “phụ nữ trong phát triển” sang “giới và phát triển”.

- Chỉ thị số 10/2007/TTg ngày 3/5/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới: quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành Luật bình đẳng giới, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ: rà soát các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Luật, hoạt động quản lý Nhà nƣớc, tổ chức thực hiện Luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

- Chính phủ ban hành 3 Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật: Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 và Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

- Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn, thi hành đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, là công cụ pháp lý hữu hiệu thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phấn đấu thực hiện bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành ra đời ngày càng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong gia đình. Luật đã quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cƣỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Cƣỡng ép quan hệ tình dục…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ đƣợc nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, đƣợc cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nƣớc ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng đối với công tác phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới nhằm đạt đƣợc các mục tiêu về công tác phụ nữ nhƣ Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị đã đề cập, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 về Chƣơng trình hành động giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. - Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 của Chính phủ quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội phụ nữ tham gia vào các hoạt động quản lý Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Hiện nay Hội LHPN VN đang phối hợp với Bộ Nội vụ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 07/3/2003 của Chính phủ và soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định này.

quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Việc ban hành Thông tƣ đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của Luật Bình đẳng giới trong việc bảo đảm nguồn lực tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

- Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 về việc thành lập, kiện toàn Ban Vì sƣ̣ tiến bô ̣ của phụ nƣ̃ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lƣợc quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, ngày 08/9/2006, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đã thông qua Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 - giai đoạn II của Chiến lƣợc quốc gia 10 năm VSTBPN Việt Nam với mục tiêu tổng quát: “Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Kế hoạch này là bộ phận cấu thành của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tới nay hầu hết các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành Quy chế hoạt động của Ban VSTBPN nhằm thống nhất lề lối làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt 29,3% tỉnh, thành phố và 15,3% Bộ, ngành đã ban hành Chỉ thị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong thực hiện Chiến lƣợc và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010.

- Việt Nam đã nỗ lực tiến hành lồng ghép yếu tố giới trong hôn nhân và gia đình vào các văn bản quy phạm pháp luật: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động; Bộ luật Hình sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo hiểm xã hội…

- Chính phủ cũng tích cực triển khai thực hiện các Chƣơng trình, Chƣơng trình Mục tiêu, Chiến lƣợc quốc gia giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để góp phần “tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực”, cụ thể nhƣ:

+ Quyết định 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015;

2006 - 2010 (Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ) với 6 dự án chủ yếu của chƣơng trình tác động trực tiếp và gián tiếp đến cả vợ và chồng nhằm thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có một hoặc hai con; góp phần nâng cao chất lƣợng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và sự phát triển bền vững của đất nƣớc.

Năm 2010 cũng là năm Việt Nam tiến hành đánh giá tổng kết việc thực hiện Chiến lƣợc, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Đến nay, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lƣợc, Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã đạt, vƣợt kế hoạch đề ra.

Để thúc đẩy nam giới tham gia vào công việc gia đình nhiều hơn, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đang nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hƣởng nguyên lƣơng và phụ cấp khi vợ sinh con.

Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 cũng đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 nhƣ: thay đổi cơ bản tâm lý phải sinh con trai của ngƣời dân, rút ngắn khoảng cách giữa nam và nữ về thời gian tham gia công việc gia đình…

Các chủ trƣơng, chính sách nêu trên đã và đang đƣợc phổ biến rộng rãi, quán triệt sâu sức trong các ngành, các cấp, đƣợc từng bƣớc cụ thể hoá và triển khai thực hiện bằng các chƣơng trình hành động cụ thể. Điều này thể hiện rõ nỗ lực rất lớn của Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam phán đấu vì quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)