Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 65 - 68)

Quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, huyện Hoài Đức đã thu hồi một lượng lớn đất nông nghiệp để phát triển các KCN, KĐT thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại đây. Trong thời gian qua, công tác này đạt được những thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, Huyện đã có chính sách và biện pháp kịp thời để bồi thường , hỗ trợ đời sống cho nông dân bị THĐ giảm bớt khó khăn bước đầu khi chuyển đổi nghề nghiệp

Trên cơ sở những đổi mới về pháp luật đất đai, trong giai đoạn 2008 – 2011 công tác GPMB của Huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: thực hiện đúng chính sách cuả Nhà nước về bồi thường, đền bù, hỗ trợ đời sống của nông dân bị THĐ, tiến độ thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

Trong những năm vừa qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành trong tỉnh. Đảng ủy đã ra Nghị quyết về giải quyết việc làm cho người lao động; Ủy ban nhân dân huyện đã có đề án về giải quyết việc làm cho người lao động chất lượng cao thông qua hệ thống đào tạo trong địa bàn. Các ngành Lao động -Thương binh xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo tham gia. Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của huyện: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triền làng nghề truyền thống.

Thứ hai, việc THĐ nông nghiệp thực hiện đúng tiến độ và đúng pháp luật

Thực hiện mục tiêu CNH,HĐH đất nước và thực hiện chiến lược phát triển thủ đô đến năm 2030 đưa Hà Nội, trở thành Thành phố hiện đại, phát triển đa năng. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó, huyện Hoài Đức đã thu hồi hàng trăm ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội. Rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện được ban hành trên cơ sở Luật đất đai 2003 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và Thành phố. Công tác thu hồi đất của Huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc thực hiện các dự án đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và phát triển của các KCN,

KĐT và các trung tâm thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ theo hướng hiện đại.

Thứ ba, đã tiến hành rà soát, hỗ trợ, đánh giá công tác dạy nghề và GQVL cho nông dân bị thu hồi đất.

UBND huyện Hoài Đức đã có chỉ đạo phòng Lao động – thương binh & xã hội Huyện phải thực hiện công tác điều tra hàng năm để nắm rõ thực thực trạng đời sống và việc làm của nông dân bị THĐ, rà soát, bám sát thực tế đời sống và việc làm của họ, định hướng và từng bước GQVL cho nông dân bị THĐ. Công tác dạy nghề được Phòng LĐ – TB&XH Huyện phối hợp với các cơ sở dạy nghề thực hiện định kỳ hang năm.

Thứ tư, nhận thức và quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản.

Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm. Mặt khác, chủ trương tạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi. Nhà nước tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang phát luật, tạo môi trường thận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

Thứ năm, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp.

Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm. Các hình thức đào tạo nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã được nâng cao hơn.

Thứ sáu, công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên rõ rệt.

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm từng bước được xã hội hóa. Hệ thống cơ sở dạy nghề, trong đó có cơ sở ngoài công lập được mở rộng dưới nhiều hình thức. Công tác dạy nghề đã được xã hội hóa một bước, số cơ sở dạy nghề tăng lên, đã huy động nhiều nguồn lực cho dạy nghề, từng bước đáp ứng phần nào nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp, làng nghề.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)