nông nghiệp trên địa bàn huyện
Với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp đến 2020, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về thu hồi đất, giao đất phục vụ cho CNH, HĐH. Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều quyết định thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho CNH, HĐH thủ đô như Quyết định số 36/1998/QĐ-UB ngày 17/9/1998, Quyết định số 68/1999/QĐ-UB ngày
18/8/1999, Quyết đinh số 56/2000/QĐ-UBND ngày 2/6/2000, Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 15/5/2006, Quyết định số 136/2007/QĐ-UBND ngày 30/11/2007, Quyết định số 136/2007/QĐ-UBND ngày 30/11/2007, Quyết định sô 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những văn bản pháp lý này là cơ sở để thu hồi đất phục vụ cho các dự án phát triển công nghiệp và đô thị ở Hà Nội nói chung và Hoài Đức nói riêng.
Tại huyện Hoài Đức, việc thực hiện GPMB gặp phải một số khó khăn nhất định do chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn Huyện đã được sửa đổi nhiều lần. Sau khi ban hành luật đất đai năm 2003, các trường hợp thực hiện THĐ thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP bổ sung và quy định rõ mức đền bù giá trị đất bị thu hồi theo vị trí nhưng giá ĐNN vẫn là 106.000 đồng/m2. Thành phố Hà Nội ban hành nhiều quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến THĐ như Quyết định số 137/2007/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005 và Quyết định số 18/2008/QĐ- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 TP Hà Nội quy định mức đền bù giá đất và tỷ lệ quy đổi ĐNN sang đất dịch vụ. Tuy nhiên, sự vận dụng quy định trên giữa các quận huyện có sự khác nhau tùy thuộc vào quỹ đất của địa phương. Năm 2009, TP Hà Nội ban hành quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009 thay cho hai quyết định trên quy định mức đền bù giá ĐNN thống nhất trong toàn thành phố Hà Nội và tỷ lệ quy đổi ĐNN sang đất dịch vụ nên việc đền bù và GPMB có tiến triển tốt hơn.
Trong bối cảnh đó, tình trạng THĐ ở các xã tại huyện Hoài Đức đã được triển khai. Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của huyện quy hoạch để chuyển sang sản xuất công nghiệp, đô thị, dịch vụ, tái định cư là rất lớn, cụ thể như sau: 36 khu đô thị và nhà ở với 94 dự án, diện tích 275ha, 25
dự án cụm điểm công nghiệp, dịch vụ diện tích 311 ha, dự án đường giao thông diện tích 151 ha,dự án đất dịch vụ theo nghị định 17 của chính phủ diện tích 328 ha,13 dự án dân sinh xã hội diện tích 31 ha, 58 Dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 nhưng chưa có quyết định thu hồi.
Trong số dự án quy hoạch có 70 dự án đã có quyết định thu hồi đất từ năm 2006 đến nay với diện tích là 774,54 ha đã được đền bù giải phóng mặt bằng tập trung chủ yếu ở 12 xã, thị trấn. Một số dự án đã đi vào hoạt động, khai thác là các cụm công nghiệp Trường An, Lại Yên, An Khánh, một số doanh nghiệp cụm công nghiệp Lai Xá, điểm công nghiệp Cầu Nổi; khu du lịch sinh thái cao cấp Thiên Đường Bảo Sơn. Một số dự án đô thị, nhà ở đang triển khai xây dựng hạ tầng như: Khu đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh mở rộng, đô thị Bắc quốc lộ 32, khu nhà ở Đức thượng, khu du lịch cao cấp Phương Viên…
Bảng 2.1: Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp Tên xã, thị trấn DT đất NN (ha) DT đất NN chuyển đổi (ha) Tỷ lệ DT đất NN chuyển đổi (%) 1/1/2008 1/1/2011 Vân Canh 268,00 41,41 226,59 84,55 Trạm Trôi 74 19,32 54,68 73,89 Di Trạch 185,36 74,75 110,61 59,67 Kim Chung 181,00 103,46 77,54 42,84 An Khánh 321,00 195,70 125,30 39,03 La Phù 206,41 127,79 78,62 38,09 Lại Yên 143,00 104,57 38,43 26,87 Các xã còn lại (13 xã) 3320,01 3253,34 66,67 1,51 Tổng 4991,63 4217,09 774,54 14,52
Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng dao động nhiều tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xã. Dương Liễu là xã chưa có đất nông nghiệp bị chuyển đổi, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng thấp nhất là Sơn Đồng (0,14%). Minh khai, Đức Giang, Tiền Yên (trên 0,3%). Đối với các xã có diện tích đất thu hồi trên 1/5 tổng diện tích đất nông nghiệp trở lên cũng gây những tác động không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương.
Số hộ có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi ở các xã của huyện là rất lớn. Xã có số hộ này ít nhất là Đắc Sở, Đức Thượng , Vân Côn. Các xã có số hộ có đất nông nghiệp thu hồi nhiều là An Khánh, Vân Canh , Di Trạch . Đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều là nguyên nhân trực tiếp ban đầu gây ra sự biến động về việc làm và những tác động khác, không chỉ đơn thuần về việc làm mà có tính toàn diện trên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội nông thôn vùng thu hồi đất, nhất là các hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều (từ trên 50%).
Bảng 2.2: Số hộ và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ĐVT: hộ TT Xã, thị trấn Tổng số hộ Tổng số hộ Từ 50 - 80% đất NN Chuyển đổi >80% đất NN chuyển đổi 1 An Khánh 2.200 2.200 2 An Thượng 1.000 800 200 3 Vân Côn 200 200 4 Song Phương 1.600 1.600 5 Vân Canh 2.132 2.132 6 Lại Yên 1.450 1.450 7 Kim Chung 800 800 8 Di Trạch 800 800 9 Thị Trấn Trạm Trôi 700 700 10 Đức Thượng 120 120 11 Đắc Sở 43 10 12 La Phù 500 500 Tổng cộng 11.545 6.980 4.532