Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 53 - 65)

2008 - 2011

2.2.2.1 Chính sách và biện pháp GQVL cho nông dân bị thu hồi đất của địa phương

- Chính sách đền bù cho đối tượng bị THĐ

Chính sách đền bù là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bù đắp những thiệt hại về tài sản, hoa màu trên đất đai mà người dân đang quản lý và sử dụng bị thu hồi. Theo luật đất đai năm 2003, giá đền bù đất nông nghiệp ở Hà Nội là 106.000 đồng/m2. Để cụ thể hóa quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước THĐ, Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”, quy định đền bù ĐNN theo bảng giá đất năm 2008 và 2009 đối với ĐNN trồng cây hàng năm có giá tối thiểu 54.400 đồng/m2, tối đa 252.000 đồng/m2 kèm theo mức hỗ trợ 30% theo giá đất ở của Nhà nước tại địa phương. Số ĐNN bị thu hồi có thể đền bù toàn bộ bằng tiền hoặc một phần bằng tiền và một phất bằng ĐNN hoặc đất dịch vụ tại vị trí khác. Ban GPMB huyện Hoài Đức thực hiện đúng mức đền bù như quy định trên.

Bảng 2.3: Kinh phí đền bù của các xã Đơn vị tính: triệu đồng TT Xã, thị trấn Kinh phí đền bù cho hộ 1 An Khánh 440.000 2 An Thượng 104.404 3 Vân Côn 20.102 4 Song Phương 111.800 5 Vân Canh 240.000 6 Lại Yên 162.000 7 Kim Chung 78.000 8 Di Trạch 80.000 9 Thị Trấn Trạm Trôi 65.000 10 Đức Thượng 14.300 11 Đắc Sở 6.500 12 La Phù 26.000 Tổng cộng 1.348.106

Nguồn: Ban bồi thường GPMB huyện cho lao động bị THĐ năm 2011

Chính sách đền bù hợp lý giúp cho các hộ có tư tưởng thoải mái khi trả lại đất đai cho Nhà nước. Tuy nhiên phần lớn các hộ thuộc diện thu hồi cho rằng, chính sách đền bù của Nhà nước vẫn còn có sự bất cập, chưa tốt hay việc thực hiện thiếu đồng bộ.

- Hỗ trợ người bị THĐ ổn định đời sống và chuyển đổi nghề

Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên ĐNN được hỗ trợ ổn định đời sống là 35.000 đồng/m2 đất bị thu hồi…Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/tháng tương đương 30kg gạo theo thời giá trung bình ở Hà

Nội tại thời điểm bồi thường do Sở Tài chính công bố. Thời gian hỗ trợ: 6 tháng đối với trường hợp thuộc tiêu chuẩn được tái định cư và 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ này đòi hỏi các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải có đủ một trong các điều kiện sau: phải có giấy được giao quyền sử dụng ĐNN; đối với diện tích được giao năm trước năm 2003 thì phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đất. Theo quy định, mức hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2.

- Tổ chức đào tạo nghề và GQVL cho nông dân bị THĐ

Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị 11/2006/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn GQVL cho người nông dân bị THĐ nông nghiệp và Nghị quyết số 1956/QĐ-TTg ngày 17/1/2009 của Thủ tướng về việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND TP Hà Nội đã Quyết định phê duyệt một số kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn. Người nông dân bị THĐ được hưởng một số ưu đãi về dạy nghề như: được hỗ trợ hoàn toàn chi phí học nghề tại các lớp dạy nghề do Phòng LĐ – TBXH quận, huyện tổ chức, được hướng dẫn tham gia tìm việc làm tại các phiên giao dịch việc làm, tư vấn những ngành nghề mới phù hợp với sở trường lao động của họ. Những ngành nghề đào tạo gồm điện dân dụng, gò hàn, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn…

Thực hiện Nghị quyết trên, huyện Hoài Đức đã triển khai đề án về giải quyết việc làm cho lao động bị THĐ, giao cho phòng LĐ – TB&XH xây dựng kế hoạch dạy nghề và triển khai trên địa bàn của huyện và các xã.

Các xã đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân vùng thu hồi đất. Vân Canh là xã có diện tích chuyển đổi lớn nhất. Trong những năm qua, diện tích đất chuyển đổi

mục đích cho các khu đô thị, cụm công nghiệp, đất dịch vụ, giao thông của xã là 226,59 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp.Việc chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất đó ảnh hưởng đến đời sống của 2132 hộ, trong đó 100% đều bị thu hồi 80% đất nông nghiệp trở lên. Việc thu hồi đất đó tạo ra sự thay đổi một phần hay toàn bộ nghề nghiệp của 11.214 nhân khẩu với 6167 lao động.

Những năm 2008-2011, công tác đào tạo nghề của Vân Canh không được quan tâm đúng mức mặc dù là xã đất nông nghiệp bị thu hồi trên 80% diện tích nhưng đào tạo nghề cho người lao động hầu như không được triển khai dẫn đến lao động được tuyển vào làm việc trong các cụm điểm công nghiệp rất thấp chỉ có 23 người, chủ yếu là lao động phổ thông. Cùng với số lao động chưa tìm kiếm được việc làm, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có nguy cơ mất việc làm rất cao do sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định, thu nhập thấp, một số doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc sau một thời gian tuyển dụng theo cam kết hoặc do trả lương quá thấp dẫn đến công nhân tự bỏ việc. Việc không tìm được việc làm ổn định hay không có công ăn việc làm tại các khu thu hồi đất đang là vấn đề nan giải cho các cấp ngành và chính quyền địa phương.

Từ năm 2008 đến năm 2011, huyện đã chỉ đạo trung tâm dạy nghề mở được 33 lớp với 999 học viên được đào tao nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, với thời gian đào tạo là 3 tháng, trong đó số học viên dưới 35 tuổi là 342 người. Kinh phí hỗ trợ cho học viên được chuyển cho Trung tâm dạy nghề huyện để mở các lớp đào tạo miễn phí, tổng số tiền là 418 triệu đồng, bình quân chi phí cho mỗi học viên là 685.000đồng/khóa học.Trong đó kinh phí tỉnh hỗ trợ 280 triệu đồng dể mở 13 lớp; kinh phí huyện là 138 triệu đồng để mở 7 lớp.[23]

Bảng 2.4. Kết quả đào tạo nghề 2008 - 2011

Xã, Thị Trấn

Lao động nông nghiệp (Người) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng số Tổng số Lao động được đào tạo

nghề 10 xã có tỷ lệ lao động học nghề cao 52437 21349 187 217 290 141 835 Các xã còn lại (10 xã) 34580 12524 11 74 67 12 164 Toàn huyện 87017 33873 198 291 357 153 999

Chi cục thống kê huyện: Số liệu điều tra năm 2011 Cụ thể từng năm như sau:

Năm 2009 mở 6 lớp gồm các lớp dạy nghề: may công nghiệp, trồng cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh, mây tre đan, số học viên là 198 người

Năm 2010 mở 10 lớp gồm các nghề: kỹ thuật gũ hàn, may công nghiệp, trồng cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh, số học viên 291 người.

Năm 2012 mở 12 lớp gồm các nghề: kỹ thuật gò hàn, may công nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi; số học viên 357 người. Các học viên sau khi tốt nghiệp được trang bị những kỹ năng cơ bản của nghề đào tạo, có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất theo nghề đã học, vì vậy đa số đó tìm được việc làm phù hợp (đạt từ 93 - 98 %). Trong đó nghề may có khóa học 100% học viên tốt nghiệp tìm đươc việc làm. Tuy nhiên hiện nay có xu hướng giảm số người theo học do các cơ sở may đa số trả lương thấp, không đảm bảo cuộc sống của người lao động.

- Mở rộng công tác khuyến công, nhân cấy nghề

Tính từ 2008 đến nay chương trình khuyến công của huyện đó tổ chức được tổng số là 37 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề với tổng số học viên là 1425 người gồm: may dân dụng, may công nghiệp, thêu xuất khẩu, điêu khắc tạc tượng. Ngân sách tỉnh và huyện hỗ trợ là 757 triệu, trong đó ngân sách huyện là 386 triệu.

Như vậy, tổng số lao động được đào tạo nghề qua trung tâm dạy nghề huyện và các lớp khuyến công là 2035 người. Số học viên sau khi hết khóa học có việc làm đạt từ 75% trở lên, trong đó nghề may đạt tỉ lệ có việc làm cao.

Nhìn chung các hoạt động của chương trình khuyến công, truyền nghề, nhân cấy nghề, số lao động có tay nghề ngày càng tăng tạo được nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập góp phần ổn định đời sống của nhân dân.

2.2.2.2 Những kết quả chủ yếu về giải quyết việc làm và thu nhập đối với nông dân bị THĐ tại huyện Hoài Đức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Về công tác giải quyết việc làm

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII chỉ ra: “Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; giải quyết việc làm, tạo nhiều việc làm mới theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp nông thôn, đến năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 24,4%... chú trọng tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, BHYT…”.

Thực hiện Nghị quyết trên đến 31/12/2011, toàn huyện giải quyết việc làm cho 6500 lao động, trong đó thu hút vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: 4400 lao động, vào các ngành dịch vụ, du lịch 872 lao động, thu hút tại chỗ

ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 1200 lao động, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đạt 34 lao động.

Riêng các dự án vay vốn giải quyết việc làm: với 30 dự án nhỏ, vốn vay 4820 triệu đồng, đó tạo việc làm mới cho 458 lao động.

Trong sản suất nông nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông huyện, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các mô hình chuyển đổi đất lúa vùng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi thả cá, chăn nuôi gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao như ở Yên Sở, Dương Liễu, An Thượng... Xây dựng các đề án trồng rau sạch, cung cấp sản phẩm cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn như ở Tiền Yên, Song Phương… Trồng Phong Lan, hoa cao cấp như ở Đông La, Đắc Sở. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tình hình lao động của các xã có đất nông nghiệp chuyển đổi sang xây dựng công nghiệp và đô thị thì tổng số lao động làm việc tại cụm công nghiệp hoặc chuyển đổi ngành nghề tại địa phương hay đi làm ở bên ngoài (tức là tổng số lao động mất đất nông nghiệp có việc làm) là 3909 lao động, trong tổng số 10.224 lao động, chiếm 38,2%. Số còn lại là không có việc làm và trở thành những người thất nghiệp.

Bảng 2.5. Việc làm của nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp của 12/14 xã điều tra của huyện Hoài Đức

Tên xã

Tổng số hộ chuyển

đổi

Tình hình lao động chuyển đổi

Số LĐ làm việc trong cụm CN Số LĐ chuyển ngành nghề tại ĐP Số LĐ đi làm bên ngoài Số LĐ không có việc làm An Khánh 2.200 180 258 282 1.400 An Thượng 1.000 0 70 150 650 Vân Côn 200 0 90 120 0 Song Phương 1.600 40 120 180 1.200 Vân Canh 2.132 23 150 240 1.350 Lại Yên 1.450 60 100 210 860 Kim Chung 800 76 120 120 320 Di Trạch 800 0 170 170 210 TT Trạm Trôi 700 50 195 150 180 Đức Thượng 120 40 150 50 20 Đắc Sở 43 0 100 30 25 La Phù 500 150 270 150 100 Tổng cộng 11.545 519 1.538 1.852 6.315 Nguồn: Phòng LĐTB-XH huyện 2011

Số lao động làm việc trong cụm công nghiệp rất thấp, trong số 12 xã được thống kê chỉ có 519 lao động trong tổng số 10.224 lao động bị thu hồi đất được vào làm trong cụm công nghiệp, chiếm tỷ lệ 8,9%. 4 xã An Thượng, Vân Côn, Di Trạch, Đắc Sở không có lao động nào vào làm việc trong các cụm công nghiệp, xã Vân Canh số người làm việc tại cụm công nghiệp chiếm

có 1% (23 lao động). Số lao động chuyển nghề tại địa phương là 1.538 lao động, chiếm 15,0% số lao động.

Số lao động không có việc làm là 6.315 người chiếm 61,76% số lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất. Trong số đó, tỷ lệ lao động không có việc làm ở An Khánh là 63%, Vân Canh là 63,3%, Song Phương là 75%. Hầu hết những xã này có diện tích đất thu hồi lớn như xã Vân Canh diện tích đất thu hồi tới hơn 84,55% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 2.6. Cơ cấu việc làm của lao động sau khi thu hồi đất

Diễn giải Số người Tỷ lệ (%)

1. Việc làm 185 100,00

Buôn bán nhỏ 58 31,25

Thợ thủ công 24 12,50

Công nhân trong khu, cụm CN 17 9,40

Thợ xây 17 9,40 Thợ may 20 11,00 Nghề khác 49 26,45 2. Nơi làm việc 185 100,00 Ở địa phương 130 70,30 Ở địa phương khác 35 18,80

Xuất khẩu lao động 3 1,50

Trong khu, cụm CN, khu đô thị 17 9,40

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Qua kết quả trên bảng số liệu 2.5 cho thấy, lao động sau khi mất đất thường chuyển sang làm các nghề tự do là chủ yếu, số lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp rất thấp. Cụ thể, trong số 185 lao động làm phi nông nghiệp, chỉ có 17 lao động làm việc trong khu, cụm công nghiệp (chiếm 9,4%), số lao động còn lại là từ các nơi khác tới. Số lao động mất đất sản xuất chủ yếu

vẫn làm các công việc loanh quanh tại địa phương, trong đó buôn bán nhỏ chiếm 31,25%; tiểu thủ công nghiệp 12,5%; xuất khẩu lao động chỉ 1,5%.

Thưc tế cho thấy, để tìm kiếm việc làm cũng rất mất thời gian, thông thường số tìm được việc làm sau 1-2 tháng chỉ chiếm 1,8%; phần lớn phải sau 3 tháng, 6 tháng và 16 tháng. Trung bình cũng phải từ 7-8 tháng mới xin được việc làm, cá biệt phải sau 20 tháng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động và gia đình họ.

Bảng 2.7. Thời gian cần thiết để tìm được việc làm Thời gian xin việc (tháng) Số người (người) Cơ cấu (%) Thời gian xin việc (tháng) Số người (người) Cơ cấu (%) 1 2 0,9 11 0 - 2 2 0,9 12 6 2,6 3 67 29,3 13 1 0,4 4 5 2,2 14 2 0,9 5 4 1,7 15 1 0,4 6 65 28,4 16 43 18,8 7 6 2,6 17 0 - 8 10 4,4 18 4 1,7 9 4 1,7 19 0 - 10 4 1,7 20 3 1,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng việc làm xét theo thời điểm thu hồi đất thể hiện qua bảng 2.8 Bảng 2.8. Tình trạng việc làm Chỉ tiêu Trước Sau Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Chưa có 72 25,6 97 34,6 2. Thiếu việc làm 114 40,6 122 43,6 3. Đủ việc làm 95 33,8 61 21,8 Tổng số 281 100,0 280 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2011

Ở đây, số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm chiếm tỷ lệ tương đối cao 25,6 đến 40,6% và có xu hướng tăng lên khá nhanh ở giai đoạn sau khi bị thu hồi đất, chẳng hạn như chưa có việc làm từ 25,6% đã tăng lên 34,6%, thiếu việc làm từ 40,6% đã tăng lên 43,6%. Tương ứng số đủ việc làm giảm từ 33,8% xuống còn 21,8%.

Trước thực tế không đủ việc làm, nên số lao động có nhu cầu làm thêm

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 53 - 65)