- Một số yếu tố khác:
4.3. Một số kiến nghị với nhà nước để thúc đẩy việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty
môi trường của mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty công ty TNHH Chè Hoàng Mai.
- Đề nghị các cơ quan chức năng nắm bắt luật pháp, thông tin, nhu cầu hàng hóa ở thị truờng nước ngoài một cách nhah chóng, kịp thời, chính xác để giúp các doanh nghiệp có nguồn thông tin tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước nên quy hoạch các vùng sản xuất chè có tính chuyên môn hóa hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn môi trường . Trong các vùng quy hoạch này cần hỗ trợ đầu tư và kiểm tra ngặt nghèo quy trình sản xuất, chế biến…nhằm có được các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.
- Nhà nước nên có những chính sách thu hút những dự án đầu tư nước ngoài về vốn lẫn kinh nghiêm sản xuất, quản lý để giúp các doanh nghiệp giải quyết được một phần nỗi lo tài chính vừa nâng cao trình độ, hiểu biết về quy trình sản xuất và quản lý hiện đại.
- Hỗ trợ tài chính: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường do hạn chế về năng lực tài chính và khả năng chuyên môn. Do đó, nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ tài chính như cho vay vốn với lãi suất thấp, dành thuế ưu đãi với các doanh nghiệp thực hiện tốt các tiêu chuẩn môi trừong, ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp….
- Nhà nước cần xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa phù hợp và bắt kịp với đòi hỏi của các thị thường xuất khẩu.
- Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi…để giúp giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, lũ lụt, hạn hán…trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty.
- Các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý nên có kế hoạch rà soát, đánh giá việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi ở các doanh nghiệp một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn nữa, cần có thái độ kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy đăng ký kinh doanh đối với các đơn vị không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp: Mở các chiến dịch đào tạo và tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế cho các nhà quản lý và doanh các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn này khi xuất khẩu hàng hoá. Nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp. Mở các khoá đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về vấn đề bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. Các cơ quan chức năng cần phổ biến các thông tin về các tiêu chuẩn môi trường liên quan tới sản phẩm đồng thời giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước là bạn hàng của Việt Nam cho các doanh nghiệp.
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu môi trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín doanh nghiệp khi tham gia hội nhập quốc tế. Một hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của các doanh nghiệp trong nước sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ môi trường.