CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỚI VỚI CHÈ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đáp ứng tieu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH chè Hoàng Mai (Trang 37 - 39)

- Một số yếu tố khác:

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỚI VỚI CHÈ XUẤT KHẨU

ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỚI VỚI CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CÔNG TY TNHH CHÈ HOÀNG MAI. 4.1. Định hướng phát triển của vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với Chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, năm 2013, ngành chè tiếp tục gặp nhiều khó khăn, như các ngân hàng thắt chặt tài chính khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay; nhiều thị trường xuất khẩu truyền thống siết chặt chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm, chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…Gần đây nhất là năm 2012, có rất nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị gưiử trả lại do vi phạm các tiêu chuẩn môi trường. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, trong năm 2013, ngành chè phải tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị của cây chè.

Hiện nay, mục tiêu của ngành chè Việt Nam đưa giá chè xuất khẩu đến năm 2015 ngang bằng với giá bình quân thế giới. Theo các chuyên gia, thế mạnh nhất mà mặt hàng chè đang nắm giữ, đó là có tỷ lệ nội địa 100%, trong khi nhiều ngành, nhiều mặt hàng khác có tỷ lệ nội địa thấp, nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thế giới, do vậy, tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành Chè Việt Nam còn rất lớn. Ngành chè đã đề ra mục tiêu đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 440 triệu USD. Ngành Chè Việt Nam có tổng công suất chế biến theo thiết kế là hơn 4.600 tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp/năm, đứng hàng thứ 5 thế giới. Việt Nam hiện có có hơn 450 cơ sở chế biến chè quy mô công suất từ 1.000 kg chè búp tươi/ngày trở lên. Ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong số những nước nhập khẩu nhiều chè Việt Nam là các nước EU, Mỹ, Nhật Bản đều rất coi trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và họ kiểm soát rất gắt gao. Vì thế định hướng trong tương lai của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam là đáp ứng tốt các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và của thế giới, đặc biệt là của các nước xuất khẩu, có như thế thì ngành chè Việt Nam mới phát triển bền vững được.

=> Định hướng xuất khẩu Chè của công ty TNHH Chè Hoàng Mai trong thời gian tới:

Trong chiến lược phát triển trong tương lai, công ty TNHH Chè Hoàng Mai vẫn lựa chọn chè là mặt hàng chủ lực và Châu Âu là một trong những thị trừong xuất khẩu lớn của công ty và sẽ ngày càng được mở rộng trong thời gian tới. Mặc dù, thị trừong Châu Âu là thị trường khó tính, đồi hỏi rất cao về tiêu chuẩn môi trường nhưng đồng thời Châu Âu cũng là một thị trường có tiềm năng lớn đối với mặt hàng chè của công ty. Dựa vào những điều đã phân tích, đánh giá, tìm hiểu ở trên về tình hình sản xuất, xuất khẩu của công ty ta có thể nhận ra rằng để công ty có thể khai thác được thị trường này một cách suôn sẻ và lâu dài thì nhiệm vụ quan trọng nhất bây giờ và trong tương lai là phải nâng cao chất lượng sản phẩm chè và tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn môi truờng, VSATTP để phù hợp với những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Châu Âu.

Mục tiêu lâu dài của công ty là phát triển sản xuất và xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế chung của cả nước, giải quyết một phần vấn đề việc làm cho người dân, cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng chủ chốt là chè của công ty, chiếm lĩnh được thị trường Châu Âu và ngày càng mở rộng sang các thị trường khác.

Nhiệm vụ trước mắt của công ty là đảm bảo đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, của Châu Âu và của các tổ chức kinh tế khác trên thế giới. Việc này đòi hỏi công ty phải đầu tư thời gian, chi phí và nhân lực rất lớn. Vì thế việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi truờng này phải dựa trên khả năng tài chính và cơ cấu tổ chức của công ty làm sao cho vừa nâng cao hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính kinh tế.

Mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn môi truờng trong hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Chè Hoàng Mai năm 2013 và định hướng đến năm 2015 là:

- Cơ sở sản xuất kinh doanh của cô ng ty được cấp Giấy chứng nhận đạt chứng chỉ ISO 14001.

- Sản phẩm tại các vùng sản xuất được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến an toàn theo tiêu chuẩn HACCP.

- 100% nguồn nguyên liệu chè đầu vào do công ty chủ động tạo ra, diện tích trồng chè của công ty đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

- Các khu vực sản xuất chế biến của công ty có hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn môi truờng.

- Công nghệ sản xuất, máy móc và trang thiết bị phải giảm thiểu ô nhiễm môi truờng đến mức tối đa, không gây hại đên môi truờng.

- Sản phẩm có bao bì làm từ chất hữu cơ, có thể tái sử dụng và thu hồi được, không gây hại cho môi truờng

- Xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý, vững mạnh cùng nguồn nhân lực tốt. - Nâng cao khả năng tài chính của công ty, chủ động về nguồn vốn để đầu tư vào việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường một cách hiêu quả.

- Xây dựng được hệ thống xe vận chuyển hàng hóa và bảo quản hàng hóa đúng theo tiêu chuẩn môi trường đặt ra đối với mặt hàng của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đáp ứng tieu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty TNHH chè Hoàng Mai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w