Hiện nay tại các làng nghề truyền thống số lao động sản xuất qua đào tạo bài bản có tỷ lệ thấp nên chất lượng lao động không cao, sản xuất mặt hàng TCMN tuy chỉ cần những lao động phổ thông nhưng cũng phải có sự khéo léo, khả năng sáng tạo và con mắt thảm mỹ, bên cạnh đó vì họ là người sản xuất trực tiếp ra những sản phẩm xuất khẩu nên họ phải có kiến thức nhất định về tiêu chuẩn kỹ thuật để đóng góp vào hoạt động vượt rào cản kỹ thuật thúc đẩy xuất khẩu. Vì vậy nên có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong làng nghề. Những doanh nghiệp có lao động lâu
năm, lành nghề, lao động giỏi, được đào tạo qua trường lớp có thể đến các doanh nghiệp khác để phổ biến kiến thức cũng như truyền đạt kinh nghiệm cho công nhân. Hiệp hội của ngành hàng TCMN Việt Nam là Vietcraft được thành lập năm 2007 với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng TCMN Việt Nam. Vietcraft còn được coi như cầu nối xuất khẩu hàng TCMN vì vậy để thực hiện đúng với vai trò của mình hiệp hội nên thực hiện một số hoạt động sau:
• Phổ biến tầm quan trọng của việc vượt rào cản kỹ thuật cho doanh nghiệp. Hiệp hội cần đưa ra những văn bản, tài liệu, con số thống kê về tình hình xuất khẩu mặt hàng TCMN và phân tích sự tác động của rào cản kỹ thuật đến những con số đó như thế nào.
• Phối hợp với Tổng cục dạy nghề Việt Nam mở các lớp đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các làng nghề. Nâng cao tay nghề và kiến thức cho lao động cũng chính là tăng khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật.
• Tiến hành xây dựng và hoàn thiện các website cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu và tình hình áp dụng các rào cản kỹ thuật tại thị trường đó.
• Tiến hành thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển chuyên ngành về mặt hàng TCMN hỗ trợ thông tin, cách thức xử lý khi gặp phải các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật.
• Hỗ trợ các doanh nghiệp ra nước ngoài tham gia vào các hội chợ thượng mại tìm hiểu xu thế cũng như yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng các nước để đáp ứng đúng mục tiêu hơn.
• Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập được hiệp hội. Các rào cản kỹ thuật của thị trường EU rất nhiều và phức tạp nên nếu để một doanh nghiệp xuất khẩu TCMN có thể tự mình đối phó được quả thật khó khăn vì thế tham gia Hiệp hội để nhận được sự trợ giúp, tìm được những đơn đặt hàng lớn, được hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm vượt rào cản thúc đẩy xuất khẩu.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
Đề tài: “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.”
Họ và tên sinh viên: Đặng Thu Trang Lớp: K45E3- Khoa thương mại quốc tế Đơn vị thực tập: Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
Kính gửi: Ông( bà):...
Xin trân trọng cảm ơn công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện để tôi được thực tập tại công ty. Để giúp quá trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn và sát với tình hình thực tế hơn, xin ông( bà) vui lòng cho biết các thông tin sau:
Câu 1: Trong hoạt động thương mại quốc tế, công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm mây tre đan có nhận thấy những ảnh hưởng đến từ những hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu không và với cường độ như thế nào?
A: Hàng rào kỹ thuật có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động xuất khẩu của công ty.
B: Hàng rào kỹ thuật có ảnh hưởng ở mức trung bình tới hoạt động xuất khẩu của công ty.
C: Hàng rào kỹ thuật có ảnh hưởng ít không đáng kể tới hoạt động xuất khẩu của công ty.
công ty.
Câu 2: Trong các thị trường nhập khẩu sản phẩm của công ty, hàng rào kỹ thuật của thị trường nào khắt khe nhất?
A: Nhật Bản.
B: Các quốc gia EU. C: Mỹ.
D: Một số quốc gia châu Phi.
Câu 3 : Những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nhập khẩu ảnh hưởng tốt hay xấu tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp?
A: Ảnh hưởng tốt. B: Ảnh hưởng xấu. C: Cả tốt và xấu.
D: Không ảnh hưởng gì.
Câu 3.1: Nếu có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty thì mức độ như thế nào?
A: Công ty không thể tiếp tục xuất khẩu sang thị trường đó được. B: Công ty vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu nhưng doanh thu sụt giảm.
C: Doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn nên gia tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh thu xuất khẩu tăng.
Câu 4: Nguồn thông tin về những quy định, tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật của thị trường nhập khẩu công ty chủ yếu có từ nguồn nào?
A: Tìm hiểu qua những trang web nói về hàng rào kỹ thuật. B: Không tìm hiểu.
D: Chính Phủ Việt Nam cung cấp.
E: Tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Câu 5: Nếu có gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa khi có mặt những hàng rào kỹ thuật, thì đó là những khó khăn gì?
A: Có một số quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty chưa đủ nguồn lực để đáp ứng.
B: Những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe và đổi mới, công ty chưa kịp cập nhật.
C: Khả năng tiếp cận thông tin và nguồn thông tin về hàng rào kỹ thuật có chất lượng thấp.
D: Cơ sở vật chất không đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Câu 6: Công ty có khả năng đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn của những thị trường nhập khẩu không?
A: Hoàn toàn có khả năng đáp ứng. B: Chỉ đáp ứng được một phần. C: Không có khả năng đáp ứng.
D: Một số thị trường đáp ứng được hết, một số chỉ đáp ứng được một phần.
Câu 7: Ông( bà) có thể dự đoán xu thế sử dụng hàng rào kỹ thuật trong những năm tới như thế nào?
A: Ngày càng nhiều và khắt khe hơn. B: Vẫn giữ nguyên như hiện nay. C: Sẽ giảm bớt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Kim Thúy Ngọc ( 2003), Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, NXB Thế giới.
4. Nguyễn Thị Nga ( 2010): “ Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho gỗ xuất khẩu sang EU của công ty TNHH Tiến Đạt” - Luận văn tốt nghiệp đại học Thương Mại. 5. Nguyễn Thái Hà (2012): “ Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần XNK Mỹ Nghệ Thăng Long.” - Khóa luận tốt nghiệp đại học Thương Mại.
6. Nguyễn Thị Hải ( 2011): “ Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần đầu tư và thương mại tạp phẩm Sài Gòn ( TOCONTAP SÀI GÒN JSC) – Chi nhánh tại Hà Nội” - Khóa luận tốt nghiệp đại học Thương Mại.
7. Nguyễn Thị Thu Hằng( 2012): “ Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU của công ty Artex Hà Nội” – Khóa luận tốt nghiệp đại học Thương Mại.
8. Quyết toán của công ty giai đoạn 2009- 2011. 9. Tài liệu giới thiệu về công ty năm 2012. 10. Tài liệu về hoạt động xuất khẩu của công ty. 11. Báo kinh tế Việt Nam http://ven.vn/
12. Trang web của công ty http://chucson.com.vn/
13. Trang web liên minh hợp tác xã Việt Nam http://www.vca.org.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
***********
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Diệu Thúy Đơn vị công tác: BM Kinh tế quốc tế - ĐHTM
Họ và tên sinh viên: Đặng Thu Trang
Mã sinh viên: 09D130210 Lớp: K45E3
Tên đề tài:Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
Tôi đồng ý / không đồng ý để sinh viên Đặng Thu Trang nộp khóa luận tốt nghiệp và đề nghị bộ môn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2011.
Người hướng dẫn