Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn (Trang 26)

a. Khái quát hoạt động kinh doanh chung.

Bảng dưới đây sẽ cho ta biết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011:

Bảng 3.1: Doanh thu của công ty giai đoạn 2009- 2011

Năm Doanh thu (VNĐ) Số chênh lệch(tăng (+), giảm (-))

Số tương đối Số tuyệt đối(VNĐ)

2009 14.486.793.342

2010 15.133.942.351 104,1% 647.149.009

2011 13.694.684.564 90,5% -1.439.257.787

(Nguồn: BCKQKD của công ty từ năm 2009 đến 2011)

Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn tuy là một doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng luôn phấn đấu vươn lên trong sản xuất kinh doanh, luôn giữ được chữ tín, không chỉ với khách mua hàng mà còn giữ được chữ tín đối với người cung cấp nguyên liệu.

Năm 2010, doanh thu của công ty tăng 647.149.009 VNĐ, tăng 4,1% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh thu giảm 1.439.257.787 VNĐ, giảm 9,5 % so với năm 2010. Trong 2 năm 2009 và 2010 doanh thu của công ty đều tăng nhưng tỷ lệ tăng là thấp nguyên nhân là do giá thành nguyên liệu, giá nhân công tăng khiến giá thành phẩm tăng cùng với đó là sự cạnh tranh từ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các quốc gia khác đặc biệt là từ Trung Quốc. Sang đến năm 2011 tiếp tục là cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề và công ty cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, đặc biệt Nhật Bản và EU lại là 2 thị trường xuất khẩu chính của công ty. Tuy nhiên toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty vẫn luôn giữ vững tinh thần và quyết tâm phấn đấu để nâng cao thương hiệu và gia tăng tỷ trọng doanh số xuất khẩu trực tiếp trên tổng doanh thu.

Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng lượng xuất khẩu trực tiếp (xuất thẳng cho các đối tác nước ngoài) còn khiêm tốn, chỉ khoảng một phần ba doanh thu của công ty xuất khẩu trực tiếp năm 2011 khoảng 4,8 tỷ VNĐ, phần còn lại là bán buôn cho các công ty xuất nhập khẩu trong nước để họ xuất khẩu. Công ty không bán lẻ kể cả những thứ phẩm. Ta có thể quan sát tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2009- 2011 thông qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2009- 2011.

Thị trườn g 2009 2010 2011 Giá trị( VNĐ) Tỷ trọng Giá trị( VNĐ) Tỷ trọng Giá trị( VNĐ) Tỷ trọng Nhật Bản 2.067.458.108 40,6 2.108.453.975 37,35 1.560.157.144 34,3 EU 1.532.955.290 30,12 1.765.209.157 31,27 1.687.953.103 37,1 Mỹ 896.226.949 17,6 1.078.099.344 19,1 752.666.496 16,5 Khác 592.347.028 11,68 693.023.582 12,28 548.029.466 12,1 Tổng 5.088.987.375 100% 5.644.786.058 100% 4.548.806.209 100%

( Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất khẩu)

Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Mỹ , EU,… bởi người dân tại các quốc gia này rất ưa chuộng các sản phẩm được làm nên từ chính bàn tay khéo léo của người lao động. Mỹ là quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng TCMN đứng thứ 3 sau 2 thị trường là Nhật Bản và EU, năm 2011 tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty cũng bị giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ đạo của công ty, doanh số hàng xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, kim ngạch xuất khẩu trung bình qua các năm khoảng 37,42%, tuy nhiên

trong năm 2011 đã bị sụt giảm mạnh và đứng sau EU. Nhìn chung, tuy giá trị xuất khẩu năm 2011 nhỏ hơn so với năm 2010 nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU đều tăng qua các năm cho thấy đây cũng là một thị trường tiềm năng của công ty cần được khai thác trong tương lai.

Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu hàng mây tre đan xuất khẩu sang các các quốc gia trong EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.

ST T Nước nhập khẩu Doanh thu 2009 (VNĐ) Doanh thu 2010 (VNĐ) Năm 2010 so với năm 2009 (%) Doanh thu 2011 (VNĐ) Năm 2011 so với năm 2010 (%) 1 Ba Lan 639.430.158 688.407.326 7,66 702.356.028 2,03 2 Đức 301.488.019 319.653.087 6,03 295.029.842 -7,7 3 Italy 363.482.499 329.534.943 -9,34 340.174.584 3,23 4 Các QG khác thuộc EU 288.554.614 387.613.801 34,33 350.392.649 -9,6 5 Tổng giá trị 1.532.955.290 1.725.209.157 12,54 1.687.953.103 -2,16

( Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất khẩu)

Qua bảng trên ta thấy Ba Lan là thị trường xuất khẩu chủ đạo của công ty tại khu vực EU, đứng thứ hai là Italy sau đó là Đức. Doanh thu năm năm 2010 tại các quốc gia EU nhìn chung là tăng ( chỉ trừ Italy), tổng giá trị năm 2010 tăng 12,54% so với năm 2009, sang đến năm 2011 doanh thu giảm nhẹ so với năm 2010 là 2,16%.

3.3. Phân tích thực trạng việc áp dụng các rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. 3.3.1. Tổng quan về thị trường EU.

EU là một liện minh hàng đầu thế giới về kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật và tính đến tháng 1 năm 2013 có 27 thành viên, đây cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Mặt khác, thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm vì đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh hạng nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định. Là một thị trường tiềm năng theo số liệu năm 2010 với khoảng 500 triệu khách hàng, với sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm( Nhân Trí, 2010), EU được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. EU là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào EU là hải sản, cà phê, dệt may, giày dép, đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ,… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, EU là một trong ba thị trường xuất khẩu hàng TCMN chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây.

Tuy thị trường EU đầy tiềm năng như vậy nhưng cũng có nhiều khó khăn và thách thức. Các nhà nhập khẩu lớn của EU cho biết khi nhập khẩu hàng TCMN yếu tố họ quan tâm nhất không phải là những sản phẩm khác biệt mà chính là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần và quan trọng không kém là việc đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật khá khắt khe do EU đưa ra nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…

3.3.2. Vượt rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.

Để phục vụ tốt cho việc làm khóa luận, thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm trên 5 người có nội dung câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng xuất khẩu của công ty ta có kết quả như sau:

Với câu hỏi số 1 có 2/5 ý kiến cho rằng hàng rào kỹ thuật có ảnh hưởng nhiều, còn 3/5 ý kiến cho rằng hàng rào kỹ thuật có ảnh hưởng ở mức trung bình đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy rằng công ty có chịu ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật và chỉ ở mức trung bình. Với câu hỏi thứ 2 thì 5/5 ý kiến cho rằng hàng rào kỹ thuật của EU là khắt khe nhất. Với câu hỏi thứ 3 có 4/5 ý kiến cho rằng hàng rào kỹ thuật có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty còn 1/5 ý kiến cho rằng có ảnh hưởng cả tốt và xấu. Với câu 3.1 thì 5/5 ý kiến cho rằng khi có hàng rào kỹ thuật công ty vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu sang thị trường đó được nhưng doanh số cũng bị giảm. Kết quả trên cho thấy sự xuất hiện của những hàng rào kỹ thuật làm doanh số của công ty ảnh hưởng theo hướng giảm sút. Với câu hỏi số 4 có 4/5 ý kiến cho rằng thông tin về hàng rào kỹ thuật là do bên đối tác cung cấp, 1/5 ý kiến là tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau. Với câu hỏi số 5 có 1/5 ý kiến cho rằng có một số quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mà nguồn lực của công ty chưa thể đáp ứng được và 4/5 ý kiến cho rằng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe và đổi mới, công ty chưa kịp cập nhật. Với câu 6 có 4/5 ý kiến cho rằng công ty chỉ đáp ứng được một phần các hàng rào kỹ thuật còn 1/5 ý kiến công ty có thể đáp ứng được hết tất cả tại một số số thị trường, một số chỉ đáp ứng được một phần. Với câu 7 có 5/5 ý kiến cho rằng các hàng rào kỹ thuật sẽ ngày càng nhiều và khắt khe hơn.

Tóm lại, những kết quả trên cho thấy công ty chủ yếu tìm hiểu về những rào cản kỹ thuật qua sự cung cấp của khách hàng và vẫn gặp phải những khó khăn trong việc đáp ứng những hàng rào kỹ thuật khắt khe đặc biệt của thị trường các nước EU, vì thế công ty nên nghiên cứu hàng rào kỹ thuật của EU và có các giải pháp cụ thể để vượt rào cản kỹ thuật cho hàng mây tre đan xuất khẩu của sang EU.

b. Tình hình áp dụng các hàng rào kỹ thuật của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.

Khi xuất khẩu sang thị trường EU, những tiêu chuẩn kỹ thuật sau ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu của công ty và vượt qua được những tiêu chuẩn kỹ thuật này sẽ giúp hàng hóa của công ty có thể dễ dàng lưu thông hơn, tiến tới trở thành một công ty xuất khẩu mây tre đan vững mạnh.

- Luật hóa chất REACH. - Tiêu chuẩn ISO 9000. - Tiêu chuẩn ISO 14000. - Tiêu chuẩn SA 8000.

Luật hóa chất REACH.

Trong quá trình sản xuất hàng TCMN, công ty chắc chắn sẽ phải sử dụng đến những hóa chất như để sơn màu, chống mối mọt,… Vì REACH yêu cầu các nhà nhập khẩu, sản xuất, phân phối kê khai tất cả các hóa chất có trong sản phẩm cũng như độc tính và các nguy cơ của chúng nên trong nhiều trường hợp theo yêu cầu của khách hàng công ty phải liệt kê bảng hóa chất sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Nếu các sản phẩm của công ty có chứa các chất nguy hại cao (SVHC) và lượng SVHC > 0,1% khối lượng trong 1 vật phẩm hay các hóa chất có nguy cơ bị giải phóng ra bên ngoài thì công ty và nhà nhập khẩu cần tiến hành đăng ký với tổ chức quản lý hóa chất Châu Âu ( ECHA). Các công đoạn sản xuất của công ty có mặt của hóa chất trong quá trình sản xuất hàng TCMN như sau:

Thứ nhất: Về vấn đề xử lý, chống mối mọt.

Theo quy định của EU, trong quá trình chống mối mọt cho hàng TCMN, lưu huỳnh tuy là chất dùng để ủ, sấy mây tre, thêm nữa lại giúp hàng TCMN có màu đẹp nhưng lại là chất gây độc cho người sản xuất và người sử dụng nên bị cấm sử dụng. Chất Borax hoặc Oxit kẽm theo quy định mới của EU thì đây cũng là những chất không được phép sử dụng. Ôxi già là chất không bị cấm sử dụng được dùng để tẩy trắng tre nhưng khi luộc hoặc ngâm phải được với tỷ lệ thích hợp theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.

Thứ hai: Về vấn đề sơn phủ sản phẩm.

Lớp sơn được phủ bên ngoài sản phẩm nhằm làm đẹp sản phẩm hay bảo vệ sản phẩm, do tiếp xúc với người sử dụng nhiều nên những nhà nhập khẩu rất quan tâm xem loại sơn phủ mà công ty sử dụng là gì, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người sử dụng hay không. Những nhà nhập khẩu EU là khách hàng của công ty hiện nay vẫn cho phép sản phẩm được sử dụng các loại sơn gốc dầu như PU, NC nhưng họ cũng khá e ngại do vấn đề nặng mùi nếu sản phẩm chưa được phơi trong một thời gian đủ dài làm bay hơi hết mui và độ an toàn thực phẩm thấp đặc biệt khi sử dụng có trẻ em.

Thứ ba: Về vấn đề nhúng keo sản phẩm.

Trong các loại keo thường có chứa một lượng Formadehyle nhất định nhằm làm cứng các liên kết và định hình sản phẩm. Tuy nhiên nếu hàm lượng Formadehyle cao sẽ gây độc hại cho người sử dụng và ô nhiễm môi trường vì vậy theo tiêu chuẩn của REACH lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông thường là dưới 3.5 mg/m²h ( Nguồn: Phụ lục XVII - luật REACH). Các nhà nhập khẩu thường yêu cầu công ty xác định hàm lượng Formadehyle có trong keo để kiểm tra.

Tiêu chuẩn ISO 9000.

Các nhà nhập khẩu luôn muốn mình mua được những sản phẩm chất lượng tốt được sản xuất trên một dây chuyền tiên tiến, hiệu quả, giảm được những sản phẩm sai hỏng, vậy nên họ muốn công ty xây dựng được một hệ thống quản trị chất lượng hiệu quả, điển hình như ISO 9000.

Để nhận được giấy chứng nhận ISO 9000 thì chi phí là khá cao so với khả năng của công ty. Tuy nhiên trong trường hợp công ty chưa có chứng nhận này do điều kiện chưa cho phép thì trong hoạt động thường ngày cũng cần định hướng theo những hoạt động mà bộ tiêu chuẩn này đề ra như: tìm hiểu và xác định rõ nhu cầu của khách hàng, thực hiện các chính sách định hướng cho toàn thể nhân viên trong công ty để thỏa mãn khách hàng tốt hơn, thường xuyên nâng cao nhận thức, tay nghề, trình độ cho toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, tăng cường sự gắn

bó giữa các phòng ban hay thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa khi có lỗi bị phát hiện. Một số nhà nhập khẩu đã đến công ty và kiểm tra trình độ, tay nghề của người lao động, cơ sở vật chất như máy móc, nhà xưởng, cách thức hoạt động của công ty sau đó tiến hành chấm điểm theo thang điểm 10, nếu đạt 8/10 điểm thì khách hàng sẽ quyết định tiến hành đặt hàng.

Tiêu chuẩn ISO 14000.

Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, không thể tránh khỏi việc tạo ra những đầu ra không mong muốn như khói bụi hay nước thải, những đầu ra không mong muốn này có thể gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất sản phẩm TCMN làm từ mây tre đan có 2 nguồn chính có thể gây ô nhiễm môi trường đó là thứ nhất mây tre phải ngâm trong nước và quy trình gia công xử lý sẽ gây phát sinh nước thải có chứa nhiều lignin và các chất hữu cơ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước; thứ hai trong quá trình cắt, tỉa , gọt thành phẩm sẽ tạo ra các mảnh nhỏ và bụi. Các nhà nhập khẩu muốn biết được sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào, quá trình này có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Tuy nhiên một thực trạng ở Việt Nam là những doanh nghiệp áp dụng và nhận được chứng nhận ISO 14000 chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh hay các công ty lớn trong nước nên đối với công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn các nhà nhập khẩu quen thuộc tuy không yêu cầu công ty phải bắt buộc có giấy chứng nhận ISO 14000 thì mới nhập khẩu nhưng có yêu cầu công ty phải có định hướng sản xuất theo hướng giảm dần lượng khí thải, nước thải trong quá trình sản xuất qua các năm, chất thải trước khi được đưa ra môi trường phải được xử lý để giảm thiểu ô nhiễm.

Tiêu chuẩn SA 8000.

Thị trường EU yêu cầu rất nghiêm ngặt về trách nhiệm xã hội và lao động trong quá

Một phần của tài liệu Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w