a. Tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật về rào cản kỹ thuật của các nước.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay và đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO giao thương buôn bán được tăng cường, các nước nhập khẩu lại có xu hướng thay đổi về pháp luật và tăng cường về rào cản kỹ thuật. Nếu công ty không nắm bắt được kịp thời thì có thể để lỡ mất những hợp đồng có giá trị và hình ảnh của công ty sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua báo đài, tạp chí chuyên ngành để các doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về vấn đề rào cản kỹ thuật; cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho các doanh nghiệp chủ động đối phó, chuẩn bị, bên cạnh đó Nhà nước cũng cần phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp một cách cụ thể những biện pháp đối phó hiệu quả.
b. Thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật.
Với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đáp ứng của EU là rất nhiều và khắt khe, để đẩy mạnh được xuất khẩu vào thị trường này công ty vẫn phải cố gắng bằng nhiều biện pháp để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mang tính quốc tế như ISO 9000 và ISO 14000. Tuy nhiên với vị trí là một doanh nghiệp nhỏ và vừa công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng những tiêu chuẩn này. Vì vậy, Nhà nước cần phải hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp bằng nhiều cách như cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị; cung cấp kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm về biện pháp thực hiện để vượt
rào cản kỹ thuật. Một khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được nâng cao thì khả năng vượt được những rào cản kỹ thuật ngày càng cao.
c. Phối hợp cùng các cơ quan, bộ, ban, ngành tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực hoạt động của các văn phòng hỏi đáp về những vấn đề liên quan đến hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; đơn giản các thủ tục pháp lý giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với những chính sách mà Nhà nước đưa ra; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và cơ quan quản lý hàng nhập khẩu để có được sự thỏa thuận về sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn và ủy quyền cho nhau trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp như chi phí kiểm tra, chi phí chứng nhận hàng hóa đạt tiêu chuẩn mà các đối tác nhập khẩu yêu cầu.
d. Hỗ trợ phát triển cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Một thực trạng đối với các làng nghề TCMN hiện nay tại Việt Nam là những hộ kinh doanh trong đó vẫn sản xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết chất lượng sản phẩm không cao, không kịp thời nắm bắt được thông tin, yêu cầu về các tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đến tình trạng khó xây dựng được thương hiệu và mở rộng thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển Nhà nước cần có sự đầu tư cho các làng nghề này, cung cấp vốn, kỹ thuật, cử chuyên gia về đào tạo, xây dựng các chính sách phát triển làng nghề, liên kết các doanh nghiệp sản xuất để tăng cường khả năng cạnh tranh.