Áp dụng dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần phi kim – SGK hoá học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 48 - 91)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Áp dụng dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần phi kim – SGK hoá học

hoá học 10 cơ bản

Chúng tôi đã tiến hành xây dựng hợp đồng học tập và tổ chức dạy học cho một số nội dung kiến thức của phần phi kim - SGK hóa học 10 cơ bản xây dựng nội dung các phiếu học tập cho từng nhiệm vụ của hợp đồng đã kí, tổ chức hoạt động dạy học theo hợp đồng cho một số nội dung kiến thức tiết luyện tập và bài mới. Tất cả đều được thể hiện qua các giáo án sau đây.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

(Thời lượng : 2 tiết ) Những kiến thức học sinh đã

biết

Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế nhóm halogen và một số hợp chất của clo, như axit clohiđric, nước javen, clorua vôi...

+ Hệ thống hóa kiến thức đã học theo sơ đồ tư duy.

+ Áp dụng để giải các bài tập: viết PTHH, sơ đồ điều chế, bài tập nhận biết, hiện tượng phản ứng, bài tập tính toán.

+ Vận dụng kiến thức để tự làm được các bài tập và giải ô chữ.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nắm vững

- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.

- Vì sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh, nguyên nhân của sự biến thiên tính chất của đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ flo đến iot ?

- Nguyên nhân của tính sát trùng và tẩy màu của nước Gia- ven, clorua vôi và Bài 26. LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN

- Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất HX của halogen. Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng các kiến thức đã học về nhóm halogen để giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX.

- Giải một số bài tập thực tiễn, bài tập tính toán.

3. Thái độ:

- Hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Làm việc nghiêm túc, tự giác, tích cực, hợp tác trong học tập. - Giáo dục cho HS tính chính xác cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

- Hợp đồng, bảng phụ, phiếu học tập.

- Máy chiếu Projector, máy chiếu overhead, bìa màu, băng dính, A0, kéo...

2. Phương pháp dạy học: - Học theo hợp đồng. - Thảo luận nhóm. - Vấn đáp.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong: 2 phút 2. Tiến trình bài mới. Thời gian tiến hành: 88 phút

Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (8 phút).

- GV đưa ra bản hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu cần thực hiện trong hợp đồng.

- HS xem hợp đồng, thắc mắc những điều còn chưa rõ, rồi kí hợp đồng. Hoạt động 2: HS thực hiện hợp đồng (60 phút).

Nhiệm vụ 1() 10 phút (Bắt buộc)

- GV yêu cầu HS trình bày bảng tóm tắt kiến thức về tính chất của chương 5 bằng sơ đồ tư duy.

Nhiệm vụ 2 () 5 phút (Bắt buộc)

-GV yêu cầu HS giải bài tập 2.

- GV chiếu sơ đồ tư duy đã chuẩn bị để HS so sánh, đối chiếu.

- Nhiệm vụ 3 () 5 phút (Bắt buộc)

GV yêu cầu HS làm bài tập 3, HS tiến hành thực hiện.

Nhiệm vụ 4 () 5 phút (Bắt buộc)

- GV tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm 2 người.

- GV cho HS thảo luận đưa ra ý kiến về việc giải bài tập 4.

Nhiệm vụ 5 () 10 phút (Bắt buộc)

- GV tiến hành chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu làm bài tập 5 vào bảng phụ

- GV cho HS thảo luận đưa ra ý kiến.

- GV quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm cần trợ giúp. - HS tiến hành thảo luận trong nhóm của mình và đưa ra lời giải khi GV yêu cầu và viết lời giải vào bảng phụ.

- HS có thể yêu cầu phiếu trợ giúp nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Nhiệm vụ 6 () 8 phút (Bắt buộc)

- GV yêu cầu HS làm bài tập 6.

Nhiệm vụ 7 () 12 phút (Bắt buộc)

- GV tiến hành chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài tập 7 và 8 vào

bảng phụ

- GV quan sát các nhóm thực hiện, đưa ra các phiếu hỗ trợ giúp nếu HS cần.

- HS tiến hành thảo luận đưa ra những ý kiến cho lời giải bài toán và sau đó viết phần lời giải vào bảng phụ hoặc giấy A1.

Nhiệm vụ 8 () 5 phút (Tự chọn)

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 9.

- GV chuẩn bị nội dung bài tập và trình chiếu power point. - GV lấy ý kiến từ nhiều cá nhân.

- HS với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, tiến hành trả lời những bài tập do giáo viên đưa ra.

- GV đưa ra từ khóa (Bài tập ô chữ) cho bài tâp.

Hoạt động 3: Thanh lý hợp đồng (15 phút)

- GV yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình vào bản hợp đồng và cũng cho HS đánh giá theo kiểu đồng đẳng nhau để mang tính khách quan.

- Đối với các bài tập khó HS cần hiểu rõ hơn nên GV yêu cầu các nhóm mang bảng phụ treo trên bảng để cả lớp theo dõi, nhận xét và cùng đối chiếu với đáp án của GV đưa ra.

Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá (5 phút)

GV thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của HS trong lớp, tổng hợp kiến thức cần nhớ và dặn dò chuẩn bị cho bài sau.

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Bài tập 1: Hệ thống hóa kiến thức cần nhớ bài luyện tập nhóm halogen theo sơ đồ tư duy.

Nhiệm vụ 2() (Bắt buộc) không có phiếu hỗ trợ)

Bài tập 2:Viết các PTHH theo yêu cầu sau:

Nhiệm vụ 3() (Bắt buộc) không có phiếu hỗ trợ

Bài tập 3: Viết PTHH hoàn thành các dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có). a)MnO2 Cl2  HCl  Cl2  CaCl2 Ca(OH)2Clorua vôi.

b) KMnO4 Cl2 KCl  Cl2 axit hipoclorơ.  NaClO  NaCl  Cl2 FeCl3

Nhiệm vụ 4 () (Bắt buộc) không có phiếu hỗ trợ

Bài tập 4: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: NaNO3, NaCl, HCl.

Nhiệm vụ 5 () (Bắt buộc) có phiếu hỗ trợ

Bài tập 5: Hãy viết các phương trình phản ứng chứng minh rằng axit clohiđric có đầy đủ tính chất hóa học của một axit.

Nhiệm vụ 6 () (Bắt buộc) có phiếu hỗ trợ

Bài tập 6: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A {HCl, Cl2} tác dụng với lần lượt các chất trong nhóm B {Cu, AgNO3, NaOH, CaCO3}.

Nhiệm vụ 7 () (Bắt buộc) có phiếu hỗ trợ

Bài tập 7: Cho 7,5 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với 500 ml dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc).

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b.Tính nồng độ mol của dung dịch HCl ban đầu, biết lượng HCl dư được trung hòa bởi 200ml dung dịch NaOH 0,5M.

Bài tập 8: Thêm 78 ml dung dịch AgNO3 10 % (D= 1,09 g/ml) vào dung dịch có chứa 3,88 g hỗn hợp KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3

Nhiệm vụ 8 ( ) ( Tự chọn)

Bài tập 9: Ô chữ của bạn. 1. Quá trình nhận electron.

2. Thuốc thử nhận biết các dung dịch bazơ.

3. Một dung dịch có chứa các hợp chất của clo có tính tẩy trắng.

4. Người ta dùng yếu tố này để cho phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.

5. Đại lượng được tính khối lượng của một chất chia cho khối lượng mol của chất đó. 6. Hợp chất chứa oxi của clo có tính oxi hóa mạnh, dùng để sản xuất diêm.

Gợi ý từ khóa: Đây là một từ khi con người hít phải nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, ở nồng độ cao nó nguy hiểm đến tính mạng.

1 2 3 4 5 6

Phiếu hỗ trợ cá nhân. Quy định có 2 mức phiếu hỗ trợ : phiếu màu vàng là phiếu hỗ trợ ít, phiếu màu đỏ là phiếu hỗ trợ nhiều.

Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 5: Phiếu màu vàng:

2. Tác dụng với oxit bazơ, bazơ. 3.Tác dụng với muối.

4.Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học. Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 6 :

Phiếu màu vàng: HCl tác dụng được với NaOH, AgNO3, CaCO3. Clo phản ứng được Cu, NaOH.

Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 7 : Phiếu màu vàng:

a. - Viết phương trình phản ứng.

- Đặt số mol của Al, Mg lần lượt là a, b.

- Thiết lập hệ phương trình và giải hệ ta tìm được a và b. b. Số mol HCl dư = số mol NaOH.

- Số mol HCl ban đầu = số mol HCl phản ứng + số mol dư. Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 8:

Phiếu màu vàng: Đổi số mol AgNO3 , HCl và đặt ẩn: a và b là số mol của KBr và NaI.

-Viết PTHH giữa AgNO3 với KBr và NaI.

- Dung dịch nước lọc sau phản ứng còn dư AgNO3. -Viết PTHH giữa AgNO3 với HCl.

- Dựa vào các PTHH thiết lập hệ phương trình và giải hệ tìm được a, b. Phiếu màu đỏ:

- Đổi số mol AgNO3 , HCl và đặt ẩn: a và b là số mol của KBr và NaI.

- PTHH: AgNO3 + KBr AgBr ↓ +KNO3

AgNO3 + NaI AgI ↓ +NaNO3 AgNO3 + HCl AgCl ↓ +HNO3

a +b = nAgNO3 – nHCl.

Đáp án các nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 2:

a. 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa: 2Na + Cl2 t0 2NaCl

2Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3 Cl0

2 + H2O HCl+ HClO (Axit hipo clorơ) b. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 Nhiệm vụ 3:

MnO2 + 4HCl t0 MnCl2 + Cl2 + 2H2O H2 + Cl2as 2HCl

2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2  + 8H2O Ca + Cl2 t0 CaCl2

CaCl2 + NaOH  Ca(OH)2 + NaCl Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O

b) KMnO4 Cl2 KCl  Cl2 axit hipoclorơ NaClO  NaCl  Cl2 FeCl3 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2  + 8H2O

Cl2 + 2K 2 KCl 2KCl ÑP NC 2K+ Cl2

Cl0

2 + H2O HCl+ HClO

Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O NaClO + 2HCl Cl2 + NaCl +H2O 2NaCl + 2H2OÑPDDCMNH2 + 2NaOH + Cl2 2Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3 Nhiệm vụ 4: NaNO3 NaCl HCl Quì tím - - Đỏ AgNO3 - ↓ Trắng X

AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3 Nhiệm vụ 5:

HCl  H+ + Cl-

TÁC DỤNG KIM LOẠI (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị

thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô. Fe + 2HCl t0 FeCl2 + H2

2 Al + 6HClt0 2AlCl3 + 3H2

Cu + HClkhông có phản ứng

TÁC DỤNG OXIT BAZƠ , BAZƠ tạo muối và nước

NaOH + HCl  NaCl + H2O CuO + 2HCl t0 CuCl2 + H2O Fe2O3 + 6HCl t0 2FeCl3 + 3H2O

TÁC DỤNG MUỐI (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2 AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3

Nhiệm vụ 6: Với HCl: Cu + HCl → không xảy ra AgNO3 + HCl → AgCl↓ + H2O NaOH + HCl → NaCl + H2O CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O Với Cl2 Cu + Cl2 t0 CuCl2

AgNO3 + Cl2 → không xảy ra

CaCO3 + Cl2 → không xảy ra Nhiệm vụ 7:

Bài 7.

a.Ta có 24a + 27b= 7,5 (1). áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 2a +3b=0,7(2) Kết hợp (1,2) ta giải hệ phương trình a= 0,2; b = 0,1

% Mg= 64% ;% Al= 26%

b. n HCl = 2nH2 + nHCl dư = 0,8 mol; CM =1,6M Bài 8.

nHCl =0,02 mol; nAgNO3 =0,05 mol . Ta có nAgNO3 dư = nHCl =0,02 mol. 119a +150b =3,88

a +b =0,05- 0,02 mol. Giải hệ ta được a = 0,02; b = 0,01 mol suy ra % KBr = 61,34%, % NaI = 38,66 %

Nhiệm vụ 8 : Bài tập 9. Ô chữ của bạn:

Bài 34. LUYỆN TẬP OXI- LƯU HUỲNH

(Thời lượng : 2 tiết )

I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững:. -

- Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh, trong đó oxi là chất oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh.

- Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là O2 và O3.

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

Những kiến thức học sinh đã biết

Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế oxi lưu huỳnh và một số hợp chất của oxi, lưu huỳnh như Ozon, axit

sunfuric, lưu huỳnh đi oxit, tri oxit...

+ Hệ thống hóa kiến thức đã học.

+ Áp dụng để giải các bài tập: viết PTHH, sơ đồ điều chế, bài tập nhận biết, giải thích hiện tượng phản ứng, bài tập tính toán. + Vận dụng kiến thức để tự làm được các bài tập trò đố vui.

- Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.

- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và các hợp chất của nó.

2. Kỹ năng:

- Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh.

- Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh.

- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của nó.

3. Giáo dục tư tưởng - đạo đức

- Hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập - Niềm say mê học tập, yêu thích môn học.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

- Hợp đồng, bảng phụ, phiếu học tập, các thẻ giấy.

- Máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, bìa màu, băng dính, A0, kéo...

2. Phương pháp dạy học:

- Học theo hợp đồng. - Thảo luận nhóm.

- Vấn đáp.

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong: 2 phút 2. Tiến trình bài mới. Thời gian tiến hành: 88phút

Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (8 phút).

- GV đưa ra bản hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu cần thực hiện trong hợp đồng.

- HS xem hợp đồng, thắc mắc những điều còn chưa rõ, rồi kí hợp đồng. Hoạt động 2: HS thực hiện hợp đồng (60 phút)

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 48 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)