Mô hình triển khai phương pháp dạy học theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 29 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Mô hình triển khai phương pháp dạy học theo hợp đồng

1.5.2.1. Dạy học theo hợp đồng [4, tr. 68]

Tên tiếng Anh "Contract Work" thực chất là làm việc hợp đồng hay còn gọi là học theo hợp đồng, nhấn mạnh vai trò chủ thể của người học trong dạy học.

Hợp đồng là một biên bản thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và cá nhân HS, theo đó có cam kết của HS sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước.

Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học được giao một tập hợp các nhiệm vụ được miêu tả cụ thể trong một văn bản chính quy theo dạng hợp đồng. Người học có quyền độc lập quyết định dành nhiều hay ít thời gian cho mỗi hoạt động, hoạt động nào thực hiện trước, hoạt động nào thực hiện sau. Như vậy có thể hiểu: học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong dạy và học theo hợp đồng: Giáo viên là người nghiên cứu thiết kế

các nhiệm vụ, bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu hợp đồng để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của HS. HS là người nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nhằm đạt được mục tiêu dạy học nội dung cụ thể.

Mỗi HS có thể lập kế hoạch thực hiện nội dung học tập cho bản thân mình:

Trong thời khoá biểu hàng tuần, người học sẽ có một khoảng thời gian nhất định (thời gian thực hiện hợp đồng) để thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tương đối độc lập. Người học sẽ là người chủ động xác định khoảng thời gian và thứ tự của từng hoạt động trong hợp đồng cần thực hiện tức là người học có thể quyết định nội dung nào cần nghiên cứu trước và có thể dành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó. Người học có thể quyết định tạo ra một môi trường làm việc cá nhân phù hợp để đạt kết quả theo hợp đồng đã kí.

Người học phải tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của giáo viên hoặc của bạn học khác (nếu cần).

Giáo viên có thể chắc chắn rằng mỗi HS đã kí hợp đồng tức là đã nhận một trách nhiệm rõ ràng và sẽ hoàn thành các nhiệm vụ vào thời gian xác định theo văn bản.

(2) Ưu điểm của dạy học theo hợp đồng.

Dạy học theo hợp đồng là một hình thức thay thế việc giảng bài cho toàn thể lớp học của giáo viên, đồng thời cho phép giáo viên có thể quản lý và khảo sát được các hoạt động của mỗi HS. Với hình thức tổ chức này, giáo viên có thể sử dụng sự khác biệt giữa các HS để tạo ra cơ hội học tập cho tất cả HS trong lớp theo trình độ, theo nhịp độ và theo năng lực.

Bên cạnh đó dạy học theo hợp đồng còn cho phép phân hóa nhịp độ và

trình độ người học, rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học, tạo

điều kiện người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng loạt, hoạt động của người học đa dạng, phong phú hơn. Cụ thể như sau:

- Cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của người học: Cá nhân HS

được phép tự quyết định về thứ tự thực hiện nhiệm vụ, chọn nhiệm vụ tự chọn, thời gian thực hiện,… nên cho cho phép HS học theo nhịp độ và trình độ.

- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học: HS có thể độc lập

thực hiện nhiệm vụ có hoặc không cần sự hỗ trợ của giáo viên hoặc học sinh khác.

- Tạo điều kiện người học được hỗ trợ cá nhân mà không hỗ trợ đồng loạt: Sự hỗ trợ của giáo viên qua các phiếu hỗ trợ căn cứ vào nhu cầu của

phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS giỏi và tạo điều kiện để HS yếu được trợ giúp nhiều và thiết thực hơn.

- Hoạt động của người học đa dạng, phong phú hơn: Do hình thức bài

tập (nhiệm vụ) đa dạng phong phú và cách thức thực hiện phần lớn do người học tự quyết định nên tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của HS.

Trên cơ sở đó tùy thuộc vào bài học mà người dạy xây dựng nội dung học tập theo hình thức hợp đồng có cam kết, gồm các nhiệm vụ bắt buộc (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) và nhiệm vụ tự chọn (nội dung mở rộng và nâng cao) nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tự học của người học. Do đó học theo hợp đồng còn hướng tới củng cố tính độc lập và tăng cường hợp tác trong học tập của người học, đồng thời tạo điều kiện cho người học được tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Tạo điều kiện cho người học được lựa chọn phù hợp với năng lực:

người học có thể chọn nhiệm vụ tự chọn hoặc chọn mức độ trợ giúp theo năng lực của mình.

- HS được giao và nhận nhiệm vụ có trách nhiệm: HS đã kí hợp đồng với

giáo viên nên có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng đã kí.

- Tăng cường sự tương tác giữa HS và giáo viên: Giáo viên không giảng

bài nên có thời gian lui tới các cá nhân HS có yêu cầu hỗ trợ nên tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và HS.

(3) Hạn chế của dạy học theo hợp đồng

Học theo hợp đồng cũng có những hạn chế sau:

- Cần thời gian nhất định để làm quen với phương pháp: Đây là một

thống nên cần hướng dẫn để HS biết cách học theo hợp đồng. Người học cần được làm quen với cách làm việc đặc biệt là làm việc độc lập và thực hiện cam kết theo hợp đồng.

- Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng: Do

đặc điểm của học theo hợp đồng nên chủ yếu nội dung ôn luyện tập, thực hành và một số nội dung lí thuyết rất hạn chế.

- Thiết kế hợp đồng học tập đòi hỏi công phu và khó khăn với giáo viên nhất

là với giáo viên mới bắt đầu làm quen với phương pháp này. Ví dụ như: Các tài liệu nhiệm vụ, đáp án,… đều phải chuẩn bị trước. Các nhiệm vụ, bài tập phải đa dạng, phân hóa, kết hợp giải trí.

- Phương pháp này khó thực hiện thường xuyên mà chỉ thực hiện có

tính chất thay đổi hình thức tổ chức học tập nhằm phát triển tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS.

- Đối tượng HS: Không phải mọi học sinh từ tiểu học đều có thể áp dụng

phương pháp dạy học này vì yêu cầu học sinh cần đọc hiểu hợp đồng, kí hợp đồng và làm việc độc lập kết hợp làm việc hợp tác với mức độ chủ động tương đối cao. Do đó phương pháp này trở nên khó khăn khi áp dụng với học

sinh nhỏ tuổi như mẫu giáo, lớp 1, lớp 2 ở Tiểu học.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trường THPT – dạy học theo hợp đồng.

1. Những nét đặc trưng của phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở THPT, cơ sở phương pháp luận cho việc đổi mới PPDH.

2. Những đặc điểm của PPDH theo hợp đồng, những ưu - nhược điểm của phương pháp này.

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – SGK HOÁ HỌC 10 CƠ

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học phần hóa phi kim sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)