Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank – Trường hợp chi nhánh Từ Liêm (Trang 79 - 81)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng.

Về hoạt động cho vay

Tổng dư nợ qua các năm còn thấp. Đặc biệt là vào năm 2008, tổng dư nợ của ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng chỉ đạt 115.428 triệu đồng thấp nhất trong ba năm. Năm 2009, lãi từ hoạt động cho vay là 18.000 triệu đồng cao nhất trong 3 năm nhưng chỉ đóng góp 47% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng của khoản vay lại thấp. Ngân hàng chưa có hình thức khuyếch trương, tiếp thị thu hút khách hàng tới vay tiền, chưa thực sự đi tìm khách hàng mà chủ yếu là tự khách hàng chủ động tìm đến với ngân hàng. Năm 2008 cho vay ngắn hạn còn chiếm một tỷ trọng rất lớn 78,26% trong cơ cấu dư nợ. Vốn cho vay của ngân hàng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn để mở rộng

quy mô sản xuất.

Công tác thu hồi nợ bị buông lỏng và chưa được quan tâm một cách thích đáng khiến cho tỷ lệ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao. Trong năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ lên tới 5,11% vượt quá ngưỡng an toàn, mức cho phép ở nước ta là 5%. Hai năm 2008, 2009 xuất hiện nợ khó đòi tuy chiếm một tỷ lệ không lớn, cao nhất vào năm 2008 là 1,34%. Nợ khó đòi xuất hiện cho thấy một số bất cập trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng

Việc thực hiện chức năng kế toán cho vay của cán bộ tín dụng tuy đã tiến bộ nhưng chưa thực sự đạt kết quả tốt. Các thao tác khi sử dụng máy tính của một số cán bộ tín dụng còn chậm, lúng túng và còn nhiều sai sót. Thái độ và phong cách phục vụ nhiều khi chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

Sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ chuyên môn. Cán bộ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế song khả năng tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới còn

73

hạn chế. Cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động, nhạy bén trong công việc song lại thiếu kinh nghiệm. Có không ít trường hợp cán bộ tín dụng có những quyết định dựa vào thói quen, cảm tính, tình cảm mà thiếu sự đánh giá phân tích khách quan. Điều đó khiến cho chất lượng thẩm định các dự án, hồ sơ vay vốn không được cao. Quy trình thẩm định và cho vay một cửa khiến có nhiều bất cập. Cán bộ tín dụng thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Do đó, tạo nên áp lực và trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng. Việc một cán bộ thực hiện một chu trình khép kín cũng đem tới những thuận lợi, đem lại hiệu quả nhất định cho công việc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để cán bộ thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng để thu lợi cá nhân, gia tăng rủi ro hoạt động tín dụng.

Các loại tài sản đảm bảo còn nghèo nàn

Đảm bảo bằng tài sản là một trong những biện pháp phổ biến nhằm hạn chế rủi ro và giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Đảm bảo tiền vay bằng tài sản có nhiều hình loại khác nhau như thế chấp nhà, sổ đỏ, hàng hoá, tài sản cố định.... Ngân hàng có thể xem xét điều kiện của từng khách hàng để áp dụng các hình thức đảm bảo phù hợp nhưng ở phòng giao dịch khu vực Chèm chỉ chấp nhận hình thức thế chấp bằng sổ đỏ. Điều này gây nhiều khó khăn cho không ít khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng.

Trang thiết bị máy móc

Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Dự án hiện đại hoá thông tin đã được ngân hàng triển khai. Các phòng ban, mỗi cán bộ nhân viên đều có máy tính nối mạng nội bộ, công việc hầu hết được thực hiện trên máy. Tuy nhiên, chất lượng trang thiết bị, máy tính còn chưa tốt, dẫn đến việc máy bị treo, việc mất mạng nội bộ thường xuyên xảy ra gây gián đoạn và mất thời gian chờ đợi.

Việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định hồ sơ vay đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động tới quyết định cho vay và lượng vốn cho vay

74

đối với khách hàng. Việc định giá này đôi khi chỉ được thực hiện một cách chiếu lệ, mang tính thủ tục và dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank – Trường hợp chi nhánh Từ Liêm (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)