Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại phòng giao dịch

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank – Trường hợp chi nhánh Từ Liêm (Trang 77)

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Cùng với sự phát triển chung của đất nước và toàn hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam sau 20 năm hoạt động, phòng giao dịch Chèm sau 10 năm hoạt động đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn huyện. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đạt được những thành tích đáng kể.

Tại ngân hàng vấn đề hiện đại hoá công nghệ tin học đã có bước phát triển đáng kể, các phòng ban đều có máy tính nối mạng nội bộ. Với việc sử dụng phần

71

mềm IPCAS, mọi công việc được thực hiện trên máy khiến cho việc giải ngân, thu nợ của cán bộ tín dụng được chặt chẽ và nhanh hơn do đó rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.

Ngân hàng đã khắc phục tình trạng thiếu vốn cục bộ, đảm bảo vốn cho hoạt động tín dụng, thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng. Trong năm 2009, không còn xảy ra hiện tượng thiếu vốn trung và dài hạn phải dừng các dự án cho vay dài hạn mới như trong quý 1 năm 2008. Dư nợ của ngân hàng đã có những bước chuyển biển tích cực. Tốc độ tăng trưởng cao 40% trong năm 2009. Cơ cấu cho vay chuyển biến theo hướng tích cực,chuyển hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời duy trì mối quan hệ với nhóm khách hàng truyền thống là hộ sản xuất và cá nhân. Ngân hàng cần nâng dần tỷ trọng cho vay dài hạn đối với nền kinh tế.

Công tác tư vấn cho khách hàng được ngân hàng thực hiện khá tốt. Khi khách hàng đến vay vốn thì việc tư vấn giúp họ có được sự lựa chọn thích hợp là điều cần thiết, qua đó xác định thời hạn cho vay và có kế hoạch thu hồi nợ. Tránh được tình trạng thời hạn cho vay quá dài hoặc quá ngắn không phù hợp với chu kỳ kinh doanh khiến cho việc thu hồi nợ gặp khó khăn. Hiểu được điều đó, cán bộ tín dụng đã có sự quan tâm, tìm hiểu đặc thù, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngân hàng luôn chấp nghiêm túc chấp hành các quy chế, nghiệp vụ, quy trình tín dụng.Việc chuyển nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn, quy định của doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng đã có những biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ khi tới hạn không để tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao trong những năm trước. Những biện pháp nhằm thu róc nợ cũ đã có phát huy hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đi đáng kể, chỉ còn dưới 3% vào năm 2009. Đồng thời gia tăng tỷ trọng các khoản cho vay có đảm bảo coi đây là một trong những biện pháp đảm bảo khoản vay.

Để nâng cao chất lượng tín dụng và từng bước chuẩn hoá công tác quản trỉ rủi ro theo thông lệ quốc tế, ngân hàng đang thực hiện mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

72

2.3.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng.

Về hoạt động cho vay

Tổng dư nợ qua các năm còn thấp. Đặc biệt là vào năm 2008, tổng dư nợ của ngân hàng giảm sút một cách nghiêm trọng chỉ đạt 115.428 triệu đồng thấp nhất trong ba năm. Năm 2009, lãi từ hoạt động cho vay là 18.000 triệu đồng cao nhất trong 3 năm nhưng chỉ đóng góp 47% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng của khoản vay lại thấp. Ngân hàng chưa có hình thức khuyếch trương, tiếp thị thu hút khách hàng tới vay tiền, chưa thực sự đi tìm khách hàng mà chủ yếu là tự khách hàng chủ động tìm đến với ngân hàng. Năm 2008 cho vay ngắn hạn còn chiếm một tỷ trọng rất lớn 78,26% trong cơ cấu dư nợ. Vốn cho vay của ngân hàng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn để mở rộng

quy mô sản xuất.

Công tác thu hồi nợ bị buông lỏng và chưa được quan tâm một cách thích đáng khiến cho tỷ lệ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao. Trong năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ lên tới 5,11% vượt quá ngưỡng an toàn, mức cho phép ở nước ta là 5%. Hai năm 2008, 2009 xuất hiện nợ khó đòi tuy chiếm một tỷ lệ không lớn, cao nhất vào năm 2008 là 1,34%. Nợ khó đòi xuất hiện cho thấy một số bất cập trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng

Việc thực hiện chức năng kế toán cho vay của cán bộ tín dụng tuy đã tiến bộ nhưng chưa thực sự đạt kết quả tốt. Các thao tác khi sử dụng máy tính của một số cán bộ tín dụng còn chậm, lúng túng và còn nhiều sai sót. Thái độ và phong cách phục vụ nhiều khi chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

Sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ chuyên môn. Cán bộ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế song khả năng tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới còn

73

hạn chế. Cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động, nhạy bén trong công việc song lại thiếu kinh nghiệm. Có không ít trường hợp cán bộ tín dụng có những quyết định dựa vào thói quen, cảm tính, tình cảm mà thiếu sự đánh giá phân tích khách quan. Điều đó khiến cho chất lượng thẩm định các dự án, hồ sơ vay vốn không được cao. Quy trình thẩm định và cho vay một cửa khiến có nhiều bất cập. Cán bộ tín dụng thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Do đó, tạo nên áp lực và trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng. Việc một cán bộ thực hiện một chu trình khép kín cũng đem tới những thuận lợi, đem lại hiệu quả nhất định cho công việc. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để cán bộ thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng để thu lợi cá nhân, gia tăng rủi ro hoạt động tín dụng.

Các loại tài sản đảm bảo còn nghèo nàn

Đảm bảo bằng tài sản là một trong những biện pháp phổ biến nhằm hạn chế rủi ro và giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Đảm bảo tiền vay bằng tài sản có nhiều hình loại khác nhau như thế chấp nhà, sổ đỏ, hàng hoá, tài sản cố định.... Ngân hàng có thể xem xét điều kiện của từng khách hàng để áp dụng các hình thức đảm bảo phù hợp nhưng ở phòng giao dịch khu vực Chèm chỉ chấp nhận hình thức thế chấp bằng sổ đỏ. Điều này gây nhiều khó khăn cho không ít khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng.

Trang thiết bị máy móc

Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Dự án hiện đại hoá thông tin đã được ngân hàng triển khai. Các phòng ban, mỗi cán bộ nhân viên đều có máy tính nối mạng nội bộ, công việc hầu hết được thực hiện trên máy. Tuy nhiên, chất lượng trang thiết bị, máy tính còn chưa tốt, dẫn đến việc máy bị treo, việc mất mạng nội bộ thường xuyên xảy ra gây gián đoạn và mất thời gian chờ đợi.

Việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định hồ sơ vay đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động tới quyết định cho vay và lượng vốn cho vay

74

đối với khách hàng. Việc định giá này đôi khi chỉ được thực hiện một cách chiếu lệ, mang tính thủ tục và dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt việc mở rộng và nâng cao thị phần là không dễ. Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta có nhiều biến động. Năm 2008, các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đối mặt với tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh. Trước tình hình đó, các đơn vị sản xuất không thể mở rộng phát triển mà chỉ sản xuất cầm trừng. Vừa thoát khỏi lạm phát thì trong năm 2009 nước ta lại rơi vào tình trạng giảm phát. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khởi đầu từ Mỹ đã tác động rất lớn tới tâm lý của những nhà đầu tư kinh doanh. Chính sự không ổn định của nền kinh tế khiến cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để phát triển sản xuất. Điều đó khiến cho nhu cầu về vốn giảm sút mạnh mẽ, tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ và đồng bộ, thủ tục hành chính còn rườm rà gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng. Việc giải quyết các tranh chấp một cách chậm chạp, mất nhiều thời gian gây tổn thất cho cả ngân hàng và khách hàng. Nhiều vụ khiếu kiện của ngân hàng đã kéo dài nhiều năm nay, việc đi lại tốn nhiều thời gian xong tới nay vẫn chưa đem lại kết quả.

Thành phần kinh tế hộ sản xuất và cá nhân phần lớn là hộ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trong mấy năm gần đây điều kiện thiên nhiên không thuận lợi hạn hán, lũ lụt, dịch cúm gia cầm.... Nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng giá bán ra lại thấp, lợi nhuận không cao khiến cho người dân từ bỏ nghề, không tiếp tục sản xuất.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Với 6 nhân viên tín dụng thì việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô cho vay là một điều không dễ. Thêm vào đó, ngân hàng chưa có những chính sách khen thưởng hợp lý. Cán bộ tín dụng không đạt được chỉ tiêu có hình thức kỷ luật nhưng

75

khi hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra nhiều lần lại không có sự khen thưởng. Chính vì vậy chính sách hiện tại ngân hàng đang áp dụng chưa khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ tín dụng gia tăng quy mô tín dụng. Trình độ của cán bộ tín dụng là một vấn đề nan giải. Trong những năm qua, ngân hàng đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng song cán bộ tín dụng của ngân hàng hoặc không đủ trình độ hoặc thiếu kinh nghiệm để đánh giá các vấn đềxung quanh khoản vay và khách hàng một cách toàn diện. Việc đánh giá khách hàng còn mang tính hình thức, sách vở mà chưa gắn với thực tế của từng khách hàng. Hoạt động tín dụng ngày càng phức tạp và môi trường kinh tế thay đổi từng ngày. Điều đó đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm mà phải nhạy bén, phản ứng linh hoạt để thích ứng với mỗi đối tượng khách hàng, mỗi mảng thị trường.

Thời gian gần đây, ngân hàng bắt đầu chuyển hướng sang nhóm khách hàng doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn. Trong khi đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng trong những năm qua là thành phần hộ sản xuất và cá nhân quy mô sản xuất nhỏ, việc thẩm định vay vốn đơn giản. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án lớn, phức tạp. Thời gian thẩm định bị kéo dài mà chất lượng lại chưa cao.

Việc phân tích đánh giá, để đưa ra quyết định cuối cùng phần lớn được dựa vào hồ sơ vay vốn, thông tin do khách hàng cung cấp. Dẫn tới việc thông tin không được khách quan,đầy đủ và toàn diện. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trên địa bàn thường là các doanh nghiệp nhỏ, các báo cáo tài chính không được kiểm toán do đó không đảm bảo tính xác thực và chính xác của thông tin được cung cấp. Trong khi đó phương tiện phục vụ phân tích thông tin còn nhiều bất cập làm hạn chế hiệu quả tác nghiệp của cán bộ tín dụng.

Việc cho vay một cửa khiến cho khối lượng công việc của cán bộ tín dụng tăng lên rất nhiều, tạo ra áp lực nặng nề. Giờ đây cán bộ tín dụng phải đảm nhận thêm vai trò là một nhân viên kế toán. Trong khi đó, họ lại không được đào tạo về kế toán một cách bài bản, trong thời gian đầu sự lúng túng và sai sót là điều khó tránh khHệ thống trang thiết bị phục vụ cho công việc đã xuống cấp, hỏng hóc mà

76

chưa được cấp kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. Hiện nay phần lớn công việc được thực hiện trên máy, song máy chủ của phòng giao dịch có công suất nhỏ lại phải chia ra nhiều máy nhỏ nên đường truyền chậm. Bên cạnh đó hệ thống đường dây dẫn cũ không đảm bảo chất lượng truyền dẫn.

2.3.3.3. Nguyên nhân về phía khách hàng

Chất lượng khách hàng còn thấp

Thành phần khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất và cá nhân, trình độ kỹ thuật và phương tiện sản xuất còn lạc hậu. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh diễn ra manh mún, người dân kinh sản xuất một cách tự phát, họ tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm nên đầu ra bấp bênh và giá bán cũng không cao.

Trong vài năm gần đây, hoạt động kinh tế của khu vực Chèm và các vùng lân cận phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp mới ra đời nhu cầu vốn lớn song còn tồn tại nhiều bất cập. Trước hết là sự non kém trong kinh doanh do không có kinh nghiệm, năng lực tài chính và khả năng quản lý rất yếu. Các doanh nghiêp chịu sức ép và áp lực cạnh tranh không chỉ trên địa bàn mà còn của các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.

Trình độ dân trí chưa cao

Nhiều khách hàng đến ngân hàng vay vốn nhưng chưa có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả nhất là nhóm khách hàng hộ sản xuất, cá thể. Đa phần khách hàng chưa nắm được những yêu cầu, thủ tục, giấy tờ bắt buộc khi cho vay của ngân hàng dẫn tới việc đi lại nhiều lần mất thời gian gây nản lòng cho người đi vay. Không ít trường hợp khách hàng đến ngân hàng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, có hệ thống.

Kết luận chƣơng 2:

Từ hệ thống lý luận đã được xây dựng ở chương 1, tác giả đi vào nghiên cứu và phân tích hoạt động tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank và thực tiễn trực tiếp nghiên cứu và phân tích công tác tổ chức và hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Chèm. Ngoài việc tìm hiểu lịch sử phát triển

77

của ngân hàng Agribank nói chung, tác giả bắt đầu từ nghiên cứu thực trạng tín dụng của chi nhánh Chèm, cụ thể, thực trạng về Chính sách tín dụng, Quy trình nghiệp vụ tín dụng, Hệ thống xếp hạng tín dụng, Quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng cho đến nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh Chèm. Nội dung nghiên cứu bao gồm Xử lý RRTD, phân loại và trích lập dự phòng, Nợ xấu và quản lý nợ xấu, Các biện pháp phòng ngừa RRTD tại AGRIBANK

Sau khi có những tài liệu thực tế về thực trạng của hoạt động tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của chi nhánh Chèm, tác giả bắt đầu sử dụng các công cụ phân tích để đi đến những đánh giá về ưu, nhược điểm của chi nhánh này, trọng điểm nhấn mạnh về các thành công đạt được để khuyến khích và duy trì, bên cạnh đó nhận xét và chỉ ra những khuyết điểm hạn chế để khắc phục. Từ đó có thể khái quát và mở rộng ra được thực trạng chất lượng tín dụng tại các phòng giao dịch khác thuộc Agribank. Hoạt động tín dụng của phòng giao dịch Chèm cũng như của bất cứ tổ chức tín dụng nào cũng vậy đều có thành công và những tồn tại. Vấn đề là

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank – Trường hợp chi nhánh Từ Liêm (Trang 77)