Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh- Thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 104)

Việc quản lý ngân sách cấp xã ngày càng nặng nề và hướng việc phân cấp ngày càng nhiều về cơ sở trong lúc lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn yếu và thiếu vì vậy việc thành lập các hợp tác xã, tổ chức tín dụng sẽ giải quyết được một số nội dung:

Thứ nhất: Sẽ huy động được nguồn vốn, nguồn tài chính để thực hiện một số nhiệm vụ chi ở cơ sở mà không cần phải qua ngân sách xã ví dụ như hợp tác xã môi trường, hợp tác xã tín dụng...Hiện nay các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh, UBND các xã, thị trấn đang tự đứng ra thu phí vệ sinh môi trường sau đó chi trả lại cho các đối tượng làm vệ sinh môi trường. Nếu như thành lập hợp tác xã thì hợp tác xã sẽ tự hạch toán thu chi giảm bớt gánh nặng trong quản lý ngân sách cho UBDN xã.

Thứ hai các tổ chức tín dụng, hợp tác xã hoạt động độc lập sẽ tạo nguồn thu cho xã như các khoản thuế, phí ...UBDN xã chỉ đứng ra quản lý về mặt nhà nước mà không đi sâu vào quản lý trực tiếp sẽ tạo ra sự minh bạch, giảm nhẹ việc quản lý ngân sách cho cấp xã.

KẾT LUẬN

Ngân sách xã có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và quản lý của chính quyền cấp cơ sở. Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, quản lý ngân sách xã trong cả nước cũng được đổi mới căn bản. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả sử dụng ngân sách xã nói riêng, ngân sách nhà nước nói chung.

Cùng với cả nước, ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà cũng được đổi mới căn bản. Quản lý ngân sách xã đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách xã trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Tuy vậy, hiện còn không ít hạn chế, trở ngại trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn. Vì thế mà tình trạng bỏ sót nguồn thu, thực hiện chi không đúng mục đích, sai quy định, lãng phí, thất thoát vẫn còn. Do đó mà làm giảm tác dụng của ngân sách cấp xã.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, cùng với chủ trương đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn xây dựng nông thôn mới và giải quyết vấn đề “tam nông” hiện đang đặt ra yêu cầu cơ bản phải đổi mới quản lý ngân sách xã. Để phát huy hơn nữa vai trò ngân sách xã, cần đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách đồng bộ. Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà góp phần thực hiện công tác này trên địa phương một cách tốt hơn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, điều tra, khảo sát thực tế. Tuy nhiên trong phạm vi khuôn khổ luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thày giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn

DANH MỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Ái, Bùi Tiến Hạnh (2010), Giáo trình quản lý ngân sách,

NXB Tài chính.

2. Bộ Tài chính (2004), Văn bản pháp quy về quản lý tài chính đối với

xã, phương, thị trấn.

3. Bộ Tài chính (1999), Tình huống giải đáp trong lĩnh vực quản lý tài

chính, công tác phí, hội nghi, chi tiêu nội bộ, tiếp khách và đấu thầu mua sắm hàng hoá trong các đơn vị sự nghiệp.

4. Bộ Tài chính (2010), Chế độ kiểm soát chi và tiêu chuẩn định mức

chi, NXB Kinh tế quốc dân.

5. Bộ Tài chính (2010), Cơ chế quản lý tài chính kế toán giành cho các đơn vị quản lý hành chính sự nghiệp, NXB Tài Chính.

6. Bộ Tài chính (2011), Chế độ kế toán và hồ sơ kế toán hành chính sự nghiệp sửa đổi bổ sung, NXB Lao động.

7. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã các hoạt động tài chính khác của, phường, thị trấn.

8. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 80/2003/TT-BTC hướng dẫn tập trung quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

9. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 73/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

10. Bộ Tài chính (2005), Về ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã”, Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 75/2008/TT-BTC ban hành ngày

28/8/2008 Hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

12. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động TBXH (2010), Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ban hành ngày 27/5/2010 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,

chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.

13. Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối ngân sách Việt Nam trong nền kinh tế thị truờng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Chính phủ (1996), Nghị định 87/CP về phân cấp quản lý, lập, chấp

hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.

15. Chính phủ (1998), Nghị định số 51/1998/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 87.

16. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 01/NQCP về những giải pháp chủ

yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách 2013.

17. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2012-2013), Niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2011, 2012.

18.Dự án hỗ trợ cải cách ngân sách – Bộ Tài Chính (2004) Câu hỏi và

giải đáp về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước 2011-2020, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng

toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đồng Thị Văn Hồng - Giáo trình quản lý ngân sách - NXB Lao động.

22. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (Năm 2011) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011-2015.

23. Kết luận kiểm toán ngân sách và đầu tư XDCB tại huyện Thạch Hà năm 2011, 2012.

24. Phan Huy Dường (năm 2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất Bản Đại học Quốc gia Hà Nội

25. Sở Tài chính, Báo cáo Sở Tài chính năm 2011, 2012, 2013.

26. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà, Báo cáo ngân sách năm 2011, 2012, 2013.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh (2009), Quyết định số 4315/2009/QĐ- UBND, Quyết định số 4316/2009/QĐ-UBND, Quyết định số 4317/2009/QĐ-UBND ban hành ngày 31/12/2009 về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2010 cho các huyện, thị xã, thành phố, Hà Tĩnh.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh (2010), Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ban hành ngày 29/12/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu ngân sách, định mức phân bổ chi thường xuyên các cấp ngân sách,

Hà Tĩnh.

29. Ủy ban nhân dân tỉnh (2011), Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ban hành ngày 29/8/2011 Ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, Hà Tĩnh.

30. Ủy ban nhân dân tỉnh (2011), Quyết định số 4170/QĐ-UBND ban hành ngày 26/12/2011 về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2012 cho các huyện, thị xã, thành phố, Hà Tĩnh.

31. Ủy ban nhân dân tỉnh (2010), Quyết định số 3352/2010/QĐ-UBND

ban hành ngày 18/11/2010 về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi các cuộc hội nghị trong nước và ngoài nước, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, Hà Tĩnh.

32. Ủy ban nhân dân huyện (2010), Quyết định số /QĐ- UBND ban hành ngày 03/01/2010 về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2010 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, Thạch Hà.

33. Ủy ban nhân dân huyện (2011), Quyết định số /QĐ- UBND ban hành ngày 03/01/2011 về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2011 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, Thạch Hà.

34. Ủy ban nhân dân huyện (2012), Quyết định số 01/QĐ- UBND ban hành ngày 03/01/2012 về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2012 cho các đơn vị, các xã, thị trấn, Thạch Hà.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh- Thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)